30. Kỹ năng sống

Toxic Productivity Là Gì? Cách Để “Cố Quá” Mà Không Thành “Quá Cố”

Làm việc nhiều không phải lúc nào cũng tốt. Giống như một trái bóng bay được bơm hơi, đến một lúc nào đó nó sẽ nổ vì bị bơm quá nhiều không khí. Toxic productivity là một trong khái niệm đang dần được biết đến nhiều hơn, đặc biệt là khi nhịp sống hiện đại ngày càng trở nên hối hả, vồn vã.

Đọc bài viết dưới đây để hiểu toxic productivity là gì nhé!

Toxic productivity là gì?

Toxic productivity nghĩa là năng suất độc hại, hay chính là tư duy và trạng thái luôn làm việc không ngơi nghỉ. Kể cả khi có thời gian thư giãn, một người năng suất quá độ cũng luôn lo lắng và bồn chồn vì họ đang “không làm gì cả”.

Khái niệm toxic productivity là gìKhái niệm toxic productivity là gì
Khái niệm toxic productivity.

Sự phổ biến của chế độ làm việc từ xa là một trong các lý do khiến nhiều người trở nên bị ám ảnh với việc không làm được việc. Điều đó thúc đẩy họ liên tục hy sinh thời gian cho công việc mà quên đi sự cân bằng với cuộc sống.

Thực chất, họ đang cổ súy việc phấn đấu để thành công, bỏ bê sức khoẻ và hạnh phúc của chính mình.

Bạn có đang rơi vào cái bẫy của toxic productivity?

Cách bạn đặt tiêu chuẩn

Bạn có phải là người theo chủ nghĩa hoàn hảo? Nếu bạn chưa biết thì năng suất độc hại và sự cầu toàn thường là hai khái niệm đi đôi với nhau. 

Điều này cũng được tiến sĩ Thema Bryant (Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Mỹ APA) đồng ý và chia sẻ rộng rãi. Khi bạn đặt ra tiêu chuẩn quá cao, bạn thường không dễ hài lòng và sẽ cố gắng quá mức để đạt được nó.

Bạn càng cầu toàn và tham vọng thì bạn càng có xu hướng đánh đồng giá trị bản thân với thành tích và năng suất cá nhân. Từ đó, bạn cứ cố mãi mà kết quả lại thành “quá cố” lúc nào không hay.

tính cầu toàntính cầu toàn
Người năng động tiêu cực thường có tính cầu toàn.

Phong cách làm việc

Biểu hiện của toxic productivity là gì? Kể cả trong công việc hay học tập, một người có dấu hiệu năng suất quá độ khi họ chăm chăm làm càng nhiều việc càng tốt mà không có sự ưu tiên nhất định.

Bạn thường có cảm giác nếu không làm nhiều đầu việc trong ngày thì ngày đó của bạn không hiệu suất. Nên bạn vô tình chỉ cố gắng làm số lượng nhiều lên mà đôi lúc quên đi chất lượng của nó.

Cảm giác khi tạm ngưng việc đang làm

Bạn có thể thử dừng những hoạt động theo thói quen bình thường bạn vẫn làm (ví dụ như kiểm tra email 2 tiếng 1 lần, hoạt động trên máy tính liên tục trong 6-8 tiếng, v.v.) trong một ngày, hoặc chỉ vài tiếng.

Tham khảo:   10 Điều Bạn Nên Biết Trước Khi Lựa Chọn Giữa Tình Yêu Và Sự Nghiệp

Nếu bạn thấy bứt rứt hoặc thậm chí cảm giác tội lỗi vì không làm những việc quen thuộc trong khoảng nghỉ này, rất có thể bạn đang có cách làm việc năng suất quá độ.

dấu hiệu toxic productivitydấu hiệu toxic productivity
Bạn thường làm việc nhiều và ít nghỉ ngơi?

Tác hại của toxic productivity là gì?

Tương tự như toxic positivity, không phải vì lý do từ trên trời rơi xuống mà những cụm từ này bao gồm cả tính từ “độc hại”. Nếu bạn là nạn nhân của tư duy năng suất quá độ, bạn sẽ chịu ảnh hưởng như sau:

Sức khỏe tinh thần đi xuống

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng suất độc hại dễ dẫn đến việc kiệt sức (burnout), từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Mất ngủ, cảm giác khó chịu bứt rứt, năng lượng dần cạn kiệt là các dấu hiệu sớm của sự ảnh hưởng tinh thần. Bạn có thể vô tình đổ lỗi cho thói quen dùng mạng xã hội mà không nhận ra việc làm việc quá độ, không có khoảng nghỉ mới chính là “cờ đỏ” cho sự mệt mỏi này.

Mất cân bằng công việc – cuộc sống

Những cá nhân bị ám ảnh với hiệu suất thường sẽ đầu tư rất nhiều thời gian vào công việc hoặc dự án họ đang làm.

cân bằng công việc cuộc sốngcân bằng công việc cuộc sống
Năng suất quá độ chưa chắc đã hiệu quả.

Cân bằng công việc và cuộc sống là tôn chỉ mà rất nhiều người hướng đến. Hiếm ai có thể thật sự đặt cuộc sống cá nhân và công việc lên cán cân mà vẫn cân bằng được sức nặng hai bên.

Nhưng nếu một bên đạt được thành tích nhất định mà bên còn lại tụt dốc không phanh, thì chung quy bạn vẫn chẳng có được thành công nào cả.

Sự ám ảnh hiệu suất chắc chắn sẽ làm mờ đi ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Và bạn cần thực hiện những phương pháp hợp lý để hai khái niệm này không bị xâm lấn, lẫn lộn, tạo thành một khối hỗn độn không có điểm dừng.

Cách giúp bạn tránh vướng phải toxic productivity

Hãy áp dụng một số cách sau đây để vừa làm việc thông minh hơn, vừa giữ được tinh thần khoẻ mạnh cho mình nhé.

Học cách ưu tiên

Khi vội vàng để hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt là nếu có quá nhiều việc để làm trước deadline, chúng ta thường cắm cúi ôm tất cả và bắt tay vào làm mà quên đi việc đặt ra ưu tiên và sắp xếp chúng theo thứ tự nhất định.

Để tránh việc này, bạn có thể áp dụng phương pháp ma trận Eisenhower – tạo to-do list của mình và chọn ra việc gì quan trọng nhất.

Chi tiết hơn, sẽ có hai yếu tố bạn cần cân nhắc là độ quan trọng (importance) và mức độ gấp gáp (urgency). Kết hợp hai yếu tố này, chúng ta có 4 mục chính:

  1. Gấp và quan trọng
  2. Quan trọng nhưng không gấp
  3. Gấp nhưng không quan trọng
  4. Không gấp và cũng không quan trọng
eisenhower matrixeisenhower matrix
Eisenhower matrix giúp bạn phân chia công việc cần ưu tiên tốt hơn.

Mục đầu tiên chính là ưu tiên đầu tiên của bạn – việc bạn cần hoàn thành trước nhất. Sau đó bạn mới đi đến những việc quan trọng nhưng không quá gấp. Mục thứ ba và thứ tư là những việc bạn có thể đẩy vào quy trình làm việc của ngày hôm sau hoặc khoảng thời gian sau deadline.

Tham khảo:   Nomophobia Là Gì? Bạn Có Phải Là Một Kẻ “Nghiện” Điện Thoại?

Cố gắng hoàn thành cả những việc không gấp mà tính chất cũng không quan trọng thì bạn sẽ chỉ bị tốn thời gian và cạn kiệt năng lượng.

Học cách nói “không”

Có một vài trường hợp, toxic productivity còn đến từ sự nhiệt tình thái quá. Chẳng hạn như khi bạn ngại từ chối những lời mời của bạn bè, sự nhờ vả của người xung quanh, v.v.

Việc ngại nói “không” bắt nguồn từ lý do bạn thấy có lỗi với đối phương và bạn sợ làm họ cũng như chính bản thân mình thất vọng.

Tuy nhiên, từ chối những lời mời hoặc lời nhờ vả không phải chuyện gì to tát. Nếu có đồng nghiệp nhờ bạn làm việc gì đó nhưng bạn đang quá bận hoặc chưa có đủ kiến thức trong lĩnh vực này, bạn có thể nhẹ nhàng từ chối với lý do chính đáng, hoặc đề nghị giúp họ một phần nhỏ trong khả năng của mình.

“Hôm nay tôi không muốn làm gì cả”

Thay vì lên lịch để làm nhiều việc nhất có thể, đôi lúc có lẽ bạn nên lên lịch để “không làm gì cả”. Hãy dành một ít thời gian mỗi ngày để cách ly khỏi thiết bị thông minh và thả lỏng, dành cho mình một khoảng lặng.

Hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi thay vì cứ liên tục làm việc.

Bạn có thể đi dạo, ngắm trời mây, tập thể dục, hoặc đơn giản là ngồi xuống, nằm xuống, và thở đều.

Học cách tắt công tắc khi não bạn nghĩ quá nhiều, sau đó bạn sẽ thấy tâm trí nhẹ nhàng hơn và có cảm hứng hơn khi quay trở lại công việc của mình.

Một số mẹo nhỏ mà có võ khác

Nhìn chung, có rất nhiều cách để bạn tách bản thân mình khỏi cám dỗ của toxic productivity. Và chúng đến từ những thói quen nhỏ nhất. Chẳng hạn như:

  • Phân biệt rạch ròi thời gian làm việc và cá nhân
  • Dành nhiều thời gian cho những người bạn yêu quý và yêu quý bạn
  • Nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 tiếng làm việc, học tập
  • Dùng các biện pháp phân chia thời gian như Pomodoro, SMART, v.v.
  • Ngủ ít nhất 7 tiếng một ngày
  • Không dùng đồ điện tử khi ăn cơm
  • Cho mình một khoảng cách ly với mạng xã hội
Tham khảo:   5 năng lực nổi bật nhất của những người nhạy cảm

Tạm kết

Bài viết trên là chia sẻ của Masterskills về “toxic productivity là gì” và cách để bạn tránh lún sâu vào tình trạng này. Dù là làm việc, học tập thật chăm chỉ để chạm đến mục tiêu, bạn nên nhớ rằng bạn cần được nghỉ ngơi. Dù khoảng nghỉ có ngắn nhưng cũng sẽ có ích một cách không ngờ.

Và đừng quên cập nhật các xu hướng và thông tin hữu ích nhất với các bài viết mới của Masterskills nhé!

Tham khảo:

  1. What is toxic productivity? And 5 tips to overcome it
  2. Are You Actually ‘So Busy,’ or Is It ‘Toxic Productivity’?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc