30. Kỹ năng sống

Emotional Baggage: Cách Bỏ Lại Gánh Nặng Cảm Xúc Khi Có Quá Nhiều Trĩu Nặng Trên Vai

Emotional baggage được hiểu là gì? Để hiểu hơn về kiểu cảm xúc này, mời bạn cùng Masterskills khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Emotional baggage là gì?

Theo Giáo sư, nhà tâm lý học Sabrina Romanoff, “emotional baggage” đề cập đến các vấn đề cảm xúc còn dang dở, các yếu tố gây căng thẳng, khó khăn và những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, tiếp tục tồn tại trong tâm trí và ảnh hưởng các mối quan hệ của hiện tại.

Xét về mặt lâm sàng, giáo sư cho biết, emotional baggage được hiểu là những tổn thương chưa được xử lý hoàn thành.

Có những loại emotional baggage nào? Mỗi chúng ta là một cá nhân riêng biệt, trải nghiệm của mỗi người đều khác nhau, do đó, emotional baggage của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. 

Dưới đây là một số kiểu emotional baggage phổ biến mà Masterskills muốn chia sẻ đến bạn:

  • Tự ti
  • Nỗi sợ đối mặt với thất bại
  • Chủ nghĩa hoàn hảo
  • Không thích sự thân mật, gần gũi

2. Dấu hiệu của emotional baggage

2.1. Tự ti

Sự khắt khe của người lớn trong quá trình lớn lên của một người có thể khiến họ cảm thấy mình chưa đủ tốt. Chẳng hạn, dù đạt điểm 9 ở các môn học nhưng điều này vẫn chưa hài lòng bố mẹ, thứ họ cần là bạn phải đạt điểm 10 tuyệt đối.

Kiểu emotional baggage này cũng có thể là hậu quả từ sự bắt nạt, đổ lỗi của mọi người lên một cá nhân. 

2.2. Sợ thất bại

Sự kỳ vọng quá lớn của gia đình có thể tạo nên áp lực sợ thất bại của con người. Bên cạnh đó, sự khắt khe của người lớn ngay cả khi bạn mắc phải một lỗi nhỏ cũng được xem là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn luôn sợ đối mặt với sự thất bại. Khi đó, bạn không cho phép bản thân được làm sai bất kỳ điều gì.

emotional baggage là gìemotional baggage là gì
Dấu hiệu bạn có gánh nặng cảm xúc.

2.3. Tâm lý cầu toàn

Sự nghiêm khắc của gia đình, hay những thành viên trong gia đình đều là những người tài giỏi. Điều này tạo ra cho bạn một áp lực vô hình làm sao để có thể trở nên thành công giống họ, và không làm mọi người thất vọng.

Tham khảo:   Sau cuộc cãi vã nảy lửa với con trai, tôi bán đi căn nhà trong khu trường học trị giá hơn 16 tỷ, cuộc sống thay đổi hoàn toàn kể từ sau đó

Tâm lý cầu toàn khiến cho bạn trở nên khắt khe với mọi thứ, sợ đối mặt với thất bại, phấn đấu không ngừng để đạt được thành công. Điều này có thể khiến họ rơi vào trạng thái burn out. 

2.4. Tránh sự thân mật

Sự lạnh nhạt hay những tổn thương mà bạn đối mặt trong quá khứ có thể khiến bạn sợ phải gần gũi với người khác vì sợ phải chịu tổn thương thêm một lần nữa.

3. Nguyên nhân dẫn tới emotional baggage

Những trải nghiệm tiêu cực là điều mà mọi người đều phải đối mặt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của mình.

Theo một cuộc khảo sát vào năm 2015, hơn 70% người trong số 69 nghìn người tại 6 lục địa cho biết, họ đã từng trải qua một sự kiện đau thương, trong khi đó 30.5% đã trải qua ít nhất 4 sự kiện.

Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống có thể kể đến như:

  • Bị sa thải
  • Mắc phải một căn bệnh
  • Sự ra đi của người mà họ thân yêu
  • Bị bạo lực, bị bắt nạt
  • Một sự thay đổi lớn và đột ngột trong cuộc đời
  • Chia tay với người mình yêu
  • V.v.

Những tổn thừng này có thể tác động đến quá trình nhận thức của con người, đặc biệt là việc xử lý trí nhớ và khả năng gợi lại kỷ niệm. Điều này dẫn đến những trải nghiệm đau thương hoặc kỷ niệm không được ghi lại vào bộ não.

Khi nhắc đến một trải nghiệm đau thương, não bộ sẽ mã hóa ký ức đau thương này dưới dạng hình ảnh hoặc cảm giác cơ thể. Bộ não có thể ngừng kết nối với hiện thực hoặc phát lại sự kiện đau thương này dưới dạng một hồi tưởng.

Khi chấn thương tâm lý không được xử lý hoặc tự giải quyết, nó có thể kéo dài hơn so với các sự kiện thực tế. Điều này thường được bắt gặp ở những người mắc phải chứng rối loạn lo âu căng thẳng sau chấn thương.

4. Loại bỏ gánh nặng cảm xúc như thế nào?

Làm sao để loại bỏ những gánh nặng cảm xúc của chính mình? Cùng Masterskills tham khảo ngay một số cách dưới đây nhé. 

4.1. Gọi tên cảm xúc của bạn

Không thể xác định được cảm xúc của mình có thể là lý do khiến bạn mãi mắc kẹt trong gánh nặng cảm xúc của bản thân. Do đó, bước đầu tiên để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, bạn cần hiểu và xác định chính xác cảm xúc của bản thân hiện tại.

Tham khảo:   8 cách ứng phó khi bạn bị ai đó “ghost”

4.2. Giải quyết những ám ảnh từ quá khứ

Những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể theo bạn đến hết cuộc đời nếu bạn không tìm cách giải quyết chúng. Để vượt qua những trải nghiệm này, điều quan trọng là bạn phải cảm thấy đau buồn về sự thật rằng bạn không thể đạt được những điều mình muốn hoặc xứng đáng trong quá khứ.

Việc cho phép bản thân đau buồn, bạn có thể nhận ra rằng chiến lược thích ứng của mình đã phát triển. 

4.3. Chấp nhận phần tối của bản thân (shadow work)

Chúng ta thường có xu hướng che giấu những phần không tốt của bản thân. Chẳng hạn như, bạn được nói rằng là con trai không được khóc, khi gặp những tổn thương bạn cố gắng vô hiệu hóa cảm xúc của bản thân. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ về cảm xúc của mình.

Học cách chấp nhận với những điểm chưa tốt của mình sẽ giúp bạn dần thoát khỏi những cảm xúc của bản thân.

shadow workshadow work
Hãy học cách chấp nhận phần tối của bản thân.

4.4. Học cách vận động

Somatic experience là một cách giải quyết căng thẳng hoặc những cảm xúc đọng lại trong cơ thể bạn.  Phương pháp này sử dụng hướng tiếp cận cơ thể là trên hết để giải quyết các triệu chứng, với ý tưởng rằng, việc giải phóng những tổn thương chưa được xử lý có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành cảm xúc.

Một cách hiệu quả để làm điều này đó chính là chuyển động có chủ ý, chẳng hạn như tập yoga, tập khí công, tập nhảy, tập võ, v.v.

Những hoạt động này giúp con người giải phóng năng lượng dự trữ và giúp não bộ nhận thức sự khác biệt giữa căng thẳng và thư giãn.

4.5. Học cách tĩnh

Sự tĩnh lặng giúp con người sống với suy nghĩ và cảm xúc của mình trong hiện tại. 

Bạn có thể thực hành điều này bằng cách: ngồi thiền, tập thở, nghe những bài nhạc êm dịu, v.v.

Tham khảo:   7 dấu hiệu “red flag” khi hẹn hò online mà bạn cần lưu ý

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Emotional baggage là gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kiểu cảm xúc phổ biến này và biết cách đối mặt hiệu quả với chúng.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo