30. Kỹ năng sống

5 chiến lược tiết kiệm giúp bạn tránh tình trạng “rỗng túi” giữa tháng

Quản lý tài chính cá nhân là điều vô cùng thiết yếu nếu bạn muốn thiết lập khoản chi phí ổn định cho những mục tiêu lâu dài và tránh để bản thân rơi vào trạng thái “không một xu dính túi”. Hãy cùng Masterskills tìm hiểu 5 chiến lược tiết kiệm có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhé!

1. Lập kế hoạch chi tiêu

Sẽ thật khó xử nếu bạn chi tiêu không kiểm soát và phải sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng” khi chưa đến gần kỳ nhận lương. Điều này được cho là kết quả của việc bạn không quản lý tốt nguồn tiền cá nhân và tiêu xài một cách bốc đồng. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu trong tháng xuống một cuốn sổ tay, từ những khoản lớn như chi phí sinh hoạt hằng ngày đến  những chi tiêu lặt vặt. Qua đó, bạn có thể dễ dàng phân loại chúng thành các nhóm như: nhu cầu thiết yếu, sở thích cá nhân và khoản tiết kiệm, đầu tư. Việc lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn nắm bắt rõ ràng về những khoản chi hằng tháng và phân biệt đâu là khoản chi tiêu thực sự giúp ích cho bạn. 

lập kế hoạch tiết kiệm

Ảnh: Pexels/Mikhail Nilov

2. Áp dụng quy tắc 50/30/20 

Đây là một quy tắc được đề cập trong quyển sách All your worth: The ultimate lifetime money plan được viết bởi thượng nghị sĩ Elizabeth Warren vào năm 2005. Trong quy tắc này, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành 3 phần: 50%cho nhu cầu thiết yếu (tiền nhà, tiền ăn, hóa đơn điện nước, chi phí đi lại), 30% cho sở thích cá nhân như mua sắm, giải trí và 20% còn lại để tiết kiệm và đầu tư. Quy tắc này khá đơn giản và có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu với tiết kiệm và dễ dàng quản lý ngân sách cá nhân. 

Tham khảo:   7 bí quyết quản lý tài chính của những người phụ nữ thành công

Xem thêm

7 cách giúp bạn lấy lại hứng khởi trong công việc

9 thói quen giúp bạn bắt đầu ngày mới với năng lượng tích cực 

4 lầm tưởng phổ biến về những người độc thân 


3. Dành 24h để suy nghĩ trước khi mua 

Bạn đã bao giờ có những giây phút chốt đơn ”trong một nốt nhạc” khi lướt các sàn thương mại điện tử, dù biết rằng những sản phẩm này không thực sự cần thiết với bản thân? Điều này có thể được lý giải rằng con người có khuynh hướng chi ra một khoản tiền lớn để thỏa mãn cảm xúc nhất thời của bản thân hoặc chạy theo xu hướng. Sự thật là, thói quen chi tiêu ngẫu hứng này có thể khiến nguồn tiền của bạn “không cánh mà bay” và gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tiết kiệm cá nhân. Chính vì vậy, trước khi chi trả cho một món đồ, bạn nên dành 24h để đánh giá xem liệu bạn có thực sự cần món hàng này hay chỉ mua thêm để thỏa ham muốn nhất thời. Ngoài ra, 24h cũng là một khoảng thời gian đủ dài để bạn có thể cân nhắc sử dụng tiền cho các khoản chi thực tế hơn. 

cô gái lên kế hoạch tiết kiệm tỉ mỉ

Ảnh: Pexels/Vlada Karpovich

4. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Xu hướng thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong bối cảnh tiêu dùng hiện nay. Dù thẻ tín dụng giúp bạn thanh toán một cách thuận lợi với những tính năng hiện đại, có hạn mức thẻ lớn cùng ưu đãi hấp dẫn của thẻ sẽ khiến bạn dễ ”vung tay quá trán” và không thể kiểm soát nguồn tiền của bản thân. Hãy lưu ý cách tính lãi của các loại thẻ tín dụng trên thị trường, vì một số thẻ có thể tính lãi kép cả gốc lẫn lãi khi bạn trả chậm ngày đáo hạn, để rồi bạn tự đưa mình rơi vào bẫy tài chính và nợ nần chồng chất. Chính vì vậy, bạn cần xác định trước số tiền sẽ được sử dụng để mua sắm và nên  hạn chế thanh toán bằng hình thức trả sau vì nghĩ bản thân có thể trả đủ khi nhận lương. 

Tham khảo:   Bài Học Vượt Qua Nghịch Cảnh Để Thành Công

5. Tiết kiệm 10-15% số tiền bạn kiếm được mỗi tháng 

Việc dành ra một khoản nhỏ trong chi tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn ổn định tài chính cá nhân và có một số tiền cho các mục tiêu dài hạn. Trạng thái chi tiêu thiếu kiểm soát khi lương về chỉ khiến bạn dễ gặp rủi ro về tài chính khi có vấn đề phát sinh. Bạn nên khắc phục thói quen chi tiêu này vì lâu dần, lối sống này sẽ ăn mòn ví tiền của bạn và khiến bạn tiêu xài hoang phí hơn. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tài chính, mỗi người nên tự chuẩn bị quỹ dự phòng cá nhân phòng cho mọi trường hợp có thể xảy ra. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trích ra từ 10-15% lương hàng tháng và gửi ngân hàng hay tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, nơi bạn có thể sử dụng ngay nếu cần. 

cô gái thói quen tiết kiệm

Ảnh: Pexels/Karolina Grabowska

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc