20. Kinh tế học

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Neoclassical Growth Theory) là gì? Đặc điểm và hàm sản xuất

(Ảnh minh họa: Microsoft)

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Khái niệm

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển trong tiếng Anh là Neoclassical Growth Theory.

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển là lí thuyết kinh tế chỉ ra cách mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định từ sự kết hợp của ba yếu tố: lao động, vốn và công nghệ.

Đặc điểm của Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển nói rằng trạng thái cân bằng ngắn hạn là kết quả từ sự thay đổi số lượng lao động và vốn trong hàm sản xuất.

Lí thuyết cũng cho rằng thay đổi công nghệ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế không thể tiếp tục nếu không có tiến bộ công nghệ.

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển phác thảo 03 yếu tố cần thiết cho nền kinh tế đang phát triển. Đó là lao động, vốn và công nghệ.

Tuy nhiên, lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển làm rõ rằng trạng thái cân bằng ngắn hạn tạm thời khác với trạng thái cân bằng dài hạn – không đòi hỏi bất kì yếu tố nào trong ba yếu tố này.

Hàm sản xuất trong Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển đặt ra rằng việc tích lũy vốn trong một nền kinh tế và cách mọi người sử dụng vốn đó, là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Hơn nữa, mối quan hệ giữa vốn và lao động của một nền kinh tế quyết định sản lượng của nền kinh tế. Cuối cùng, công nghệ làm tăng năng suất lao động và tăng khả năng đầu ra của lao động.

Tham khảo:   Đường cầu (Demand Curve) là gì? Sự vận động của đường cầu

Do đó, hàm sản xuất của lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng và cân bằng của một nền kinh tế.

Hàm sản xuất là:        Y = AF (K, L).

Trong đó:        Y: tổng sản phẩm quốc nội GDP của một nền kinh tế

                         K: vốn trong một nền kinh tế

                         L: số lượng lao động phổ thông trong một nền kinh tế

                         A: định lượng mức độ công nghệ của nền kinh tế

Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa lao động và công nghệ, hàm sản xuất của nền kinh tế thường được viết lại thành Y = F (K, AL).

Ảnh hưởng của công nghệ đối với Lí thuyết tăng trưởng

Tăng bất kì một trong những yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến GDP và cũng ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu 3 yếu tố của lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển không cần bằng, lợi nhuận thu được của cả lao động phổ thông và vốn trên một nền kinh tế sẽ giảm đi.

Những lợi nhuận giảm dần này ngụ ý rằng sự gia tăng trong hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn có lợi nhuận giảm theo cấp số nhân, trong khi công nghệ là có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng và kết quả đầu ra mà công nghệ có thể tạo ra.

Tham khảo:   Kinh tế xã hội (Social Economics) là gì? Ví dụ về nghiên cứu của kinh tế xã hội

Ví dụ thực tế về Lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Một nghiên cứu được xuất bản trên Thời báo kinh tế có tiêu đề “Thay đổi công nghệ trong lí thuyết tăng trưởng kinh tế: Tân cổ điển, Nội sinh và Phương pháp tiếp cận tiến hóa” đã xem xét vai trò của công nghệ.

Tác giả đã cho thấy được sự đồng thuận giữa các quan điểm kinh tế khác nhau, tất cả đều chỉ ra sự thay đổi công nghệ như là một công cụ tạo ra tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ, các nhà tân cổ điển trong lịch sử đã gây áp lực cho một số chính phủ đầu tư vào phát triển khoa học và nghiên cứu theo hướng đổi mới.

Những người ủng hộ lí thuyết nội sinh nhấn mạnh các yếu tố như sự lan tỏa công nghệ, nghiên cứu và phát triển là chất xúc tác cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, các nhà kinh tế học theo trường phái tiến hóa xem xét môi trường kinh tế và xã hội trong các mô hình của họ cho đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo