20. Kinh tế học

Quản lí rừng bền vững (Sustainable forest management – SFM) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: governmenteuropa)

Quản lí rừng bền vững

Khái niệm

Quản lí rừng bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable forest management – SFM.

– Theo ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế)

Quản lí rừng bền vững là quá trình quản lí những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lí rừng đã đề ra một cách rõ ràng. 

Như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

– Theo Tiến trình Hensinki

Quản lí rừng bền vững là sự quản lí rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.

Các nguyên lí quản lí rừng bền vững

– Nguyên thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.

Tham khảo:   Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí (Cost Based Valuation methods) là gì?

Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”.

Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên bình đẳng giữa các thế hệ trong quản tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. 

Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỉ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.

– Nguyên thứ hai là: Trong quản tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường.

– Nguyên thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ: Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. 

Tham khảo:   Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (Participation Rate) là gì?

Rawls, 19712 cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:

+ Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng;

+ Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.

– Nguyên thứ tư là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.

(Tài liệu tham khảo: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình Hỗ trợ ngàng Lâm nghiệp & Đối tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo