20. Kinh tế học

Công ty đại chúng (Public companies) là gì? Qui định chung về công ty đại chúng

Hình minh họa (Nguồn: Seek)

Công ty đại chúng (Public companies)

Công ty đại chúng – danh từ, trong tiếng Anh gọi là Public companies, publicly tradedpublicly held company hoặc public corporation.

Luật chứng khoán năm 2006 qui định như sau:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỉ đồng Việt Nam trở lên.

Qui định chung về công ty đại chúng

Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng có các quyền theo qui định của Luật doanh nghiệp và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

2. Công ty đại chúng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Công bố thông tin theo qui định;

b) Tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo qui định;

c) Thực hiện đăng kí, lưu kí chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu kí chứng khoán theo qui định;

Tham khảo:   Thẩm định bảo hiểm (Underwriting) là gì? Các bước thẩm định bảo hiểm

d) Các nghĩa vụ khác theo qui định của Luật doanh nghiệp và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc quản trị công ty

1. Công ty đại chúng phải tuân thủ các qui định của Luật doanh nghiệp về quản trị công ty.

2. Bộ Tài chính qui định cụ thể về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn

1. Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn.

2. Báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ, ngành, nghề kinh doanh đối với cổ đông lớn là tổ chức; họ tên, tuổi, quốc tịch, nơi cư trú, nghề nghiệp đối với cổ đông lớn là cá nhân;

Tham khảo:   Dữ liệu dọc (Longitudinal data) là gì? Đặc điểm

b) Số lượng và tỉ lệ phần trăm cổ phiếu do tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc cùng với tổ chức, cá nhân khác sở hữu trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

3. Khi có sự thay đổi quan trọng về thông tin nêu trong báo cáo hoặc có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá một phần trăm số lượng cổ phiếu cùng loại đang lưu hành, thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có sự thay đổi trên, cổ đông lớn phải nộp báo cáo sửa đổi, bổ sung cho công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu được niêm yết.

4.  Các qui định trên cũng áp dụng đối với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. (Theo Luật chứng khoán năm 2006)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo