20. Kinh tế học

Phát triển nông nghiệp bền vững (Sustainable agricultural development) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: argaam)

Phát triển nông nghiệp bền vững

Khái niệm

Phát triển nông nghiệp bền vững trong tiếng Anh gọi là: Sustainable agricultural development.

Phát triển nông nghiệp bền vững là yêu cầu khách quan và cần giải quyết tốt các vấn đề như: các quan hệ giữa hệ thống môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường con người. 

Phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển đảm bảo tính chất của nền kinh tế nông nghiệp sinh thái có mục tiêu, cấu trúc và chức năng riêng. 

Từ đó đặt ra yêu cầu giải quyết tốt: khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên; tăng cường kiểm soát sinh học; áp dụng các phương pháp canh tác sinh thái bền vững; phát triển, thuần dưỡng các sinh vật hoang dại; đấu tranh chống ô nhiễm môi trường sinh thái và bảo tồn tài nguyên.

Các quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

Từ năm 80 đến nay, định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững vẫn còn chưa được thống nhất giữa các nhà kinh tế học. Trong thập niên 90, một trong những mối quan tâm hàng đầu của phát triển nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu chính là phát triển theo hướng bền vững. 

Quan niệm vào những năm đầu của thập kỉ 80, Douglass G.K phân thành các nhóm khác nhau: 

(1) Nhóm thứ 1: Quan niệm, nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh kinh tế – kĩ thuật. Năng suất lao động và duy trì trong dài hạn là bằng chứng cho sự tăng trưởng của nông nghiệp theo con đường bền vững. 

Tham khảo:   Độ trễ phản ứng (Response Lag) là gì? Nguyên nhân của độ trễ phản ứng

(2) Nhóm thứ 2: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu theo khía cạnh sinh thái. Một hệ thống nông nghiệp mà làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống đó sẽ không bền vững. 

(3) Nhóm thứ 3: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh vào khía cạnh môi trường con người. Một hệ thống nông nghiệp mà không cải thiện được trình độ giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân ở nông thôn thì hệ thống đó xem như không phát triển bền vững. 

Quan niệm về phát triển bền vững vào giữa thập kỉ 80 qua Uỷ ban phát triển và môi trường thế giới, 1987 cho rằng: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương năng lực đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. 

Cách hiểu này có ý nghĩa đối với xã hội thịnh vượng phải biết kiềm chế trình độ tiêu dùng ở thời hiện tại đđem lại sự đáp ứng nhu cầu các thế hệ trong tương lai. 

Từ đây có quan điểm của Ropetto 1987 đối với các nước còn nghèo đói, còn tình trạng thiếu sinh dưỡng là: sản xuất nông nghiệp gia tăng đđđáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh về nông sản phẩm và đảm bảo cho giá giảm dần.

Theo TAC/CGIAR, 1989 trích từ Chantalakhana: Nông nghiệp bền vững phải bao gồm cả việc quản lí thành công các nguồn lực cho nông nghiệp để thoả mãn nhu cầu luôn thay đổi của con người trong khi duy trì hay tăng cường chất lượng của môi trường và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. 

Tham khảo:   Sự đình trệ (Stagnation) trong nền kinh tế là gì? Nguyên nhân gây ra đình trệ trong nền kinh tế

Uỷ ban tư vấn kĩ thuật Liên hợp quốc (Technical Advisory committee –TAC, 1989) đề ra mục tiêu của nông nghiệp bền vững nên là duy trì trình độ sản xuất nông nghiệp và mở rộng ở mức cần thiết đáp ứng nhu cầu gia tăng của dân số thế giới mà không làm suy giảm môi trường. 

Trong những năm 90 một vài khái niệm khác xuất hiện. Nijkamp, Bergh và Soetoman 1990 cho rằng “sự bền vững được xem như một sự cân bằng được đảm bảo giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững. 

Pearce và Turner 1990 cho rằng “sự phát triển nông nghiệp bền vững được xem như là sự tối đa hoá lợi ích của việc phát triển kinh tế trên cơ sở ràng buộc việc duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và tuân thủ các qui luật trong sử dụng từng loại tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo.”

Theo Crosson & Anderson, 1993: Một hệ thống nông nghiệp bền vững là một hệ thống đáp ứng đáp ứng một cách vô hạn những nhu cầu ngày càng tăng về ăn và mặc với các chi phí kinh tế, môi trường và các chi phí xã hội khác phù hợp với việc nâng cao phúc lợi đầu người.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song – TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Tham khảo:   Du lịch ẩm thực (Food tourism) là gì? Tiềm năng phát triển tại Việt Nam

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo