20. Kinh tế học

Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima là gì?

Hình minh họa

Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima

Định nghĩa

Harry T.Oshima là nhà kinh tế Nhật Bản. Ông nghiên cứu quan hệ nông nghiệp – công nghiệp trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao của khu vực châu Á gió mùa, trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa”.

Theo mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp.

Nội dung mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima

Cách đặt vấn đề của Oshima:

– Ông đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là khi thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp còn thiếu lao động, nhất là ở các nước châu Á gió mùa. Từ đó, việc đặt vấn đề chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp là điều không thích hợp với các nước châu Á gió mùa (trong khi theo Lewis thì khu vực nông nghiệp dư thừa hoàn toàn).

– Về lí thuyết, ông đồng ý với lí thuyết Tân cổ điển và D.Ricardo là phải quan tâm đến đầu tư cho cả nông nghiệp và công nghiệp ngay từ đầu hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu lương thực.

Tham khảo:   Quản lí rừng bền vững (Sustainable forest management - SFM) là gì?

– Nhưng ông cho rằng, đây không phải điều thực tế vì các nước đang phát triển rất thiếu nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư và lao động kĩ thuật cao, kĩ năng quản lí và trình độ quan hệ kinh tế quốc tế.

– Xuất phát từ cách đặt vấn đề đó, Oshima đã phân tích mối quan hệ của hai khu vực trong sự quá độ về cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp. Dựa trên giả thiết đó, có thể đặt ra hướng đi trong quá trình phát triển là:

Giai đoạn thứ nhất:

+ Đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết lao động thất nghiệp thời vụ thông qua đa dạng hóa nông nghiệp cao, xen canh, tăng vụ, mở rộng chăn nuôi gia cầm, gia súc và thủy sản.

+ Hướng này tỏ ra phù hợp với khả năng vốn, trình độ kĩ thuật nông nghiệp, nông thôn ở giai đoạn này.

Tất cả các biện pháp trên đòi hỏi đầu tư và đổi mới không lớn lắm so với đầu tư vào công nghiệp đồng thời làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Nhờ đó sẽ giảm nhập khẩu hoặc tăng xuất khẩu lương thực, thực phẩm để có thêm ngoại tệ nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Tham khảo:   Kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy) là gì?

Giai đoạn thứ hai

Là giai đoạn hướng tới việc làm đầy đủ, bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp. Oshima cho rằng, giai đoạn này cần đầu tư phát triển cả nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ theo chiều rộng.

Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ:

Thực hiện phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu về lao động.

Tóm lại:

Tư tưởng chủ đạo của Oshima trong mô hình này là quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Cũng vì thế không dẫn tới sự phân hóa xã hội và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài Chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo