20. Kinh tế học

Định giá dịch vụ môi trường rừng (Valuation of Forest Environment Services) là gì? Ý nghĩa

Hình minh hoạ (Nguồn: unrealengine)

Định giá dịch vụ môi trường rừng

Khái niệm

Định giá dịch vụ môi trường rừng trong tiếng Anh được gọi là Valuation of Forest Environment Services.

Định giá dịch vụ môi trường rừng là việc xác định các giá trị môi trường của rừng được qui đổi thành tiền, làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị tài nguyên rừng, mua bán các giá trị dịch vụ rừng.

Thông thường dịch vụ môi trường rừng được cung cấp một cách “miễn phí” và không có giá trị trên thị trường. 

Vì vậy hiện nay để làm rõ giá trị của môi trường rừng, cần có phương pháp lượng hóa giá trị của nó, làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế với các sản phẩm khác cũng như cân nhắc khi chuyển đổi rừng thành các loại hình canh tác khác.

Thuật ngữ liên quan

Dịch vụ môi trường rừng (Forest Environment Services) nằm trong hệ thống dịch vụ hệ sinh thái rừng. Trong đó dịch vụ môi trường rừng là những sản phẩm dịch vụ rừng cung cấp không phải là sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ.

Dịch vụ môi trường nằm trong 12 lĩnh vực thuộc danh mục phân ngành dịch vụ, được chia thành bốn nhóm chính (nước thải, rác thải, vệ sinh, môi trường khác). (Theo WTO).

Ý nghĩa

Lí do cần phải định giá trị dịch vụ môi trường rừng là:

Tham khảo:   Du lịch 4.0 (Tourism 4.0) là gì? Cơ hội cho Việt Nam

– Để ước tính được tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng

– Để chứng minh hoặc đánh giá sự cần thiết phải bảo tồn rừng

– Để xác định lợi ích mang lại như thế nào trong bảo tồn rừng

– Để xác định nguồn tài chính tiềm năng đươc̣ chi trả để quản lí, bảo tồn rừng

– Để xác định chi phí cơ hội của quản , bảo vệ, bảo tồn rừng; cần chỉ ra lợi ích so sánh của quản rừng bảo vệ rừng với chuyển đổi rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ quá mức và phát triển đô thị, hạ tầng như thủy điện,…. 

Sự so sánh này sẽ giúp cho việc cân nhắc liệu có nên chuyển đổi rừng thành loại hình sử dụng đất khác hay không?

Hiện trạng tại Việt Nam

Ở Viêṭ Nam việc định giá hệ sinh thái rừng theo hướng định giá tài sản hữu hình và vô hinh để có thể cho thuê, thế chấp, mua bán tài nguyên rừng.

Phân tích dịch vụ môi trường rừng cần làm rõ loại dịch vụ nào, ai là người hưởng lợi từ dịch vụ (bên mua) và ai là người cung cấp dịch vụ (bên bán) và nhu cầu phát triển cơ chế chính sách để thực hiện thu phí người mua và chi trả cho người cung cấp.

Tham khảo:   Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) là gì? Bẫy thanh khoản tại Nhật Bản

Sau khi thí điểm thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2011. 

Vừa qua mức thu dịch vụ môi trường rừng được điều chỉnh tăng lên theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP, Luật Lâm nghiệp ban hành bổ sung các điều khoản qui định về dịch vụ môi trường rừng. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng sẽ tiếp tục tăng lên, góp phần nâng cao vai trò và giá trị của rừng, xoá đói giảm nghèo và quản lí hiệu quả tài nguyên rừng.

(Tài liệu tham khảo: Dịch vụ hệ sinh thái, môi trường rừng, PGS.TS. Bảo Huy. Dân số, tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, . Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, Thực trạng và giải pháp, Phạm Hồng Lượng, Tổng cục Lâm nghiệp)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo