20. Kinh tế học

Chu kì bùng nổ và suy thoái (Boom And Bust Cycle) là gì?

Chu kì bùng nổ và suy thoái (Boom And Bust Cycle) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Chu kì bùng nổ và suy thoái (Boom And Bust Cycle)

Định nghĩa

Boom And Bust Cycle tạm dịch ra tiếng Việt là chu kì bùng nổ và suy thoái.

Chu kì bùng nổ và suy thoái là một đặc điểm chính của các nền kinh tế tư bản. Trong thời kì bùng nổ, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, việc làm rất dồi dào và thị trường mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Trong thời kì suy thoái, nền kinh tế bị thu hẹp, mọi người mất việc và các nhà đầu tư mất tiền.

Chu kì bùng nổ và suy thoái xuất hiện vào các khoảng thời gian khác nhau và cũng khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

Liên hệ thực tiễn

– Kể từ giữa những năm 1940, Hoa Kỳ đã trải qua nhiều chu kì bùng nổ và suy thoái. Tại sao luôn xuất hiện chu kì bùng nổ và suy thoái thay vì một giai đoạn tăng trưởng kinh tế dài, ổn định? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong cách các ngân hàng trung ương điều tiết cung tiền.

– Trong thời kì bùng nổ, ngân hàng trung ương giúp các chủ thể dễ dàng nhận được các khoản tín dụng bằng cách cho họ vay tiền với lãi suất thấp. Các cá nhân và doanh nghiệp sau đó có thể vay tiền dễ dàng và đầu tư với chi phí thấp hơn.

Tham khảo:   Mức sống (Standard of Living) là gì? Ví dụ về đo lường mức sống

Chẳng hạn như một số người vay tiền để mua cổ phiếu công nghệ hoặc nhà ở. Nhiều người kiếm được lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư và nền kinh tế phát triển.

– Khi tất cả dễ dàng có được các khoản tín dụng với lãi suất rất thấp, mọi người sẽ đầu tư quá mức. Khoản đầu tư dư thừa này được gọi là “đầu tư dại dột”.

Cầu về nhà ở rất ít trong khi tất cả các ngôi nhà đã được xây dựng và chu kì suy thoái sẽ được thiết lập. Những thứ đã được đầu tư quá mức sẽ giảm giá trị. Nhà đầu tư mất tiền, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và các công ty cắt giảm việc làm.

Tín dụng trở nên khó khăn hơn để có được khi những người vay tiền trong thời kì bùng nổ không thể thực hiện thanh toán khoản vay của họ.

Nhân tố ảnh hưởng đến chu kì suy thoái

– Sự lo lắng quá mức cũng góp phần vào chu kì suy thoái. Các nhà đầu tư và người tiêu dùng quá lo lắng khi thị trường chứng khoán điều chỉnh hoặc khi có một sự cố xảy ra.

Tham khảo:   Tối thiểu hóa thua lỗ (Loss Minimization) là gì?

– Các nhà đầu tư bán vị thế của họ và nắm giữ các khoản đầu tư an toàn mà theo truyền thống sẽ không mất giá trị, chẳng hạn như trái phiếu, vàng và đô la Mỹ. Khi các công ty sa thải công nhân, người tiêu dùng mất việc và ngừng mua bất cứ thứ gì ngoài nhu cầu thiết yếu. Điều đó làm trầm trọng thêm vòng xoáy kinh tế đang đi xuống.

– Chu kì suy thoái cuối cùng tự dừng lại. Điều đó xảy ra khi giá thấp đến mức những nhà đầu tư vẫn còn tiền bắt đầu mua lại. Điều này có thể mất nhiều thời gian, và thậm chí dẫn đến khủng hoảng. Niềm tin có thể được khôi phục nhanh hơn bằng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và chính sách tài khóa của Chính phủ.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo