20. Kinh tế học

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Agricultural Restructuring) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: baomoi)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 

Khái niệm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Agricultural Restructuring.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp. 

Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. 

Xu hướng dịch chuyển trên thế giới

Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả. 

Một xu hướng khác diễn ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến.

Đặc trưng của chuyển dịch

Đặc trưng của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp là không cố định mà luôn vận động, biến đổi. 

Sự tồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. 

Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thể chế ở mỗi nơi và mỗi giai đoạn cụ thể.

Tham khảo:   Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (Vietnam Automobile Transportation Association - VATA) là gì?

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chia làm 4 giai đoạn, trong đó vai trò của nông nghiệp giữ các vị trí khác nhau:

Giai đoạn 1, giai đoạn bắt đầu phát triển

Trong giai đoạn này, nông nghiệp còn chiếm phần lớn trong sản phẩm trong nước, nguồn tích luỹ chủ yếu lấy từ nông nghiệp. 

Nguồn thu nhập của nhà nước chủ yếu lấy từ thuế trực tiếp hay gián tiếp đánh vào nông nghiệp.

Giai đoạn 2, giai đoạn mà nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng

Trong giai đoạn này, một phần nguồn lợi thu được từ nông nghiệp được đầu tư trở lại cho nông nghiệp, chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng. Sản lượng nông nghiệp tăng lên đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 3, giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm

Giữa nông nghiệp và công nghiệp có một sự mất cân đối, nhất là trong năng suất lao động và mức thu nhập. 

Để thu hẹp được khoảng cách này, nông nghiệp phải được liên kết trong toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phát triển của thị trường lao động và tín dụng, liên kết giữa kinh tế nông thôn và thành thị. 

Nhưng càng được liên kết với nền kinh tế chung thì nông nghiệp càng mất tính ổn định nhiều hơn vì bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường.

Tham khảo:   Mô hình lương thưởng (Compensation Model) của Milkovich là gì? Phương pháp sử dụng

Giai đoạn 4, bắt đầu lúc lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động 

Khi mà phần chi tiêu cho ăn uống trong ngân sách hộ thành thị cũng giảm xuống còn khoảng 30%. 

Thu nhập của nông dân bị giảm bớt do việc phải áp dụng các kĩ thuật mới và giá nông sản thấp. Trong điều kiện này, cần phải trợ giá cho nông nghiệp để giữ một số nông dân ở nông thôn và bảo đảm an toàn lương thực.

Ở 4 giai đoạn khác nhau này, chính sách đối với nông nghiệp phải thay đổi cho thích hợp với điều kiện của từng giai đoạn và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu cho sự phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8: 1496-1506, Nguyễn Hữu Ngoan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo