20. Kinh tế học

Tái cơ cấu kinh tế là gì? Nội dung và kinh nghiệm

Hình minh hoạ (Nguồn: visa)

Tái cơ cấu kinh tế 

Khái niệm

Tái cơ cấu kinh tế là quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế với qui mô lớn hơn và tốc độ nhanh hơn để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Đây là đòi hỏi khách quan của quá trình vận động và phát triển, trong đó tại một thời điểm nhất định, nền kinh tế cần phải có sự thay đổi để chuyển sang một trạng thái mới tốt hơn và ở trình độ cao hơn. 

Nội dung tái cơ cấu kinh tế

Tái cơ cấu kinh tế là những thay đổi có tính bước ngoặt về cơ chế, chính sách kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội đặt ra; là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp , đặc biệt là cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực kinh tế sở hữu hợp

Có thể nói, tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình Chính phủ chủ động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành các chính sách về tài chính, tiền tệ, các chính sách về hành chính, kinh tế và sử dụng các công cụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. 

Để tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo một xu hướng nhất định, đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. 

Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nhằm mục tiêu: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp ; ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác; 

Tham khảo:   Qui luật giá trị (The law of value) là gì? Hình thức biểu hiện và vai trò

Thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh; hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; 

Phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.

Nói cách khác, tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường, qua đó, nguồn lực xã hội sẽ được phân bố lại hợp lí hơn, được sử dụng có hiệu quả hơn. 

Sự thay đổi về phân bố nguồn lực nói trên sẽ từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu và dần nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế. 

Bản chất của tái cơ cấu kinh tế là thay đổi hệ thống đòn bẩy khuyến khích, loại bỏ và thay thế các động lực khuyến khích lệch lạc dẫn đến những sai lệch trong phân bố và sử dụng nguồn lực quốc gia, bằng hệ thống động lực hợp , phù hợp với chuẩn mực kinh tế thị trường phổ biến và giá trị đạo đức xã hội. 

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có tác động đến tái cơ cấu kinh tế, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng kết cấu hạ tầng, và chất lượng nguồn nhân lực.

Tham khảo:   Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (Vietnam Energy Association - VEA) là gì?

Một số kinh nghiệm

– Từ xu hướng tái cơ cấu của các nền kinh tế trên thế giới, có thể thấy tái cơ cấu được thực hiện ở tất cả các cấp độ của nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và tái cơ cấu các doanh nghiệp.

– Tái cơ cấu đi cùng với nó là thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển kinh tế dựa vào tri thức, trong đó chú trọng phát triển xanh và thân thiện với môi trường. 

Tái cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành, cũng như các mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.

– Tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng và mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu

– Tái cơ cấu theo hướng phát triển dựa trên quan hệ hài hòa giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Nền kinh tế phát triển theo hướng “đứng vững trên hai chân” một mặt đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, mặt khác tăng cường phục vụ thị trường nội địa và thúc đẩy đầu tư trong nội bộ nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí tài chính – Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính. Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến – Vietnam Journals Online. Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM)

Tham khảo:   Du lịch 4.0 (Tourism 4.0) là gì? Cơ hội cho Việt Nam

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo