20. Kinh tế học

Vụ án kinh tế là gì? Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

Hình minh họa (Nguồn: michigancriminallawyers)

Vụ án kinh tế

Khái niệm

Vụ án kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic case.

Vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do 1 trong các bên khởi kiện ra toà án để yêu cầu toà án bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cơ cấu tổ chức của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế 

– Ở trung ương:

Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự … có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế. 

Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo qui định của pháp luật 

– Ở địa phương: 

Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.

Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế 

– Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự 

Tham khảo:   Phương pháp hành chính (Administrative Methods) trong quản lí kinh tế là gì?

Thể hiện: 

+ Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích ứng. Toà án chỉ tham gia giải quyết nếu các đương sự yêu cầu; 

+ Các bên có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc nơi người khác thay mặt mình mà không cần trực tiếp phải tham gia tố tụng; 

+ Các bên có quyền tự hoà giải trước toà, rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, quyền đề xuất bổ sung chứng cứ… 

– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 

– Nguyên tắc toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu nhập chứng cứ 

Khi giải quyết các vụ án kinh tế, toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi bị vi phạm mà đương sự không yêu cầu toà án giải quyết thì toà không có trách nhiệm giải quyết.

– Nguyên tắc hoà giải 

Khi có tranh chấp các đương sự tự hoà giải với nhau khi không hoà giải được mới yêu cầu toà án can thiệp. Ngay cả khi đương sự yêu cầu toà án giải quyết các đương sự cũng vẫn có quyền hoà giải. 

Tham khảo:   Lực lượng lao động dân sự (Civilian Labor Force) là gì?

Trong quá trình giải quyết vụ án toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào toà không thể hoà giải được mới cần đưa ra phán quyết. 

– Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời 

– Nguyên tắc xét xử công khai 

Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của toà án. Việc xét xử các vụ án kinh tế cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Nhưng trong một số trường hợp nhất định các vụ án kinh tế có thể được xét xử kín.

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Luật kinh tế, ThS. Lê Thị Bích Ngọc, Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo