20. Kinh tế học

Đô thị tăng trưởng xanh (Urban Green Growth) là gì? Tiêu chí và các hoạt động

Hình minh hoạ (Nguồn: gba)

Đô thị tăng trưởng xanh

Khái niệm

Đô thị tăng trưởng xanh trong tiếng Anh được gọi là Urban Green Growth.

Đô thị tăng trưởng xanh là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh

Các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh gồm 24 chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm.

1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

2. Nhóm chỉ tiêu môi trường gồm 10 chỉ tiêu nhằm đánh giá về chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, xả thải, phát thải khí nhà kính trong phát triển đô thị.

3. Nhóm chỉ tiêu xã hội gồm 4 chỉ tiêu nhằm đánh giá về hiệu quả nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân đô thị.

Tham khảo:   Các công cụ điều tiết cung tiền (Monetary Policy Tools) của Ngân hàng trung ương là gì?

4. Nhóm chỉ tiêu thể chế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá về công tác quản , chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

Danh mục và nội dung các chỉ tiêu được qui định chi tiết tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư  01//TT-BXD về qui định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

Hoạt động ưu tiên thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh

1. Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu qui hoạch đô thị, lồng ghép các mô hình phát triển đô thị phù hợp với định hướng phát triển đô thị tăng trưởng xanh như đô thị xanh, đô thị kinh tế – sinh thái, đô thị thông minh, đô thị các bon thấp và các giải pháp thuộc các lĩnh vực ưu tiên.

2. Phát triển giao thông đô thị xanh, giao thông công cộng và các hình thức giao thông phát thải thấp, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

3. Phát triển công trình xanh, thân thiện môi trường.

4. Sử dụng tiết kiệm và chống thất thoát, thất thu nước sạch.

5. Xử rác thải, chất thải theo hướng giảm xả thải, phát thải, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Tham khảo:   Phát triển nông nghiệp bền vững (Sustainable agricultural development) là gì?

6. Phát triển, ứng dụng vật liệu xây dựng và công nghệ xây dựng xanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch.

7. Phát triển khu đô thị xanh, sinh thái.

8. Tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu đối với các đô thị.

9. Phát triển đô thị thông minh.

10. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản , chuyên môn các cấp về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

11. Ban hành cơ chế chính sách, ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích việc thực hiện các lĩnh vực ưu tiên.

(Tài liệu tham khảo: Thông tư 01//TT-BXD về qui định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo