20. Kinh tế học

Chiến lược Marketing quốc tế (International Marketing Strategy – IMS) là gì?

Hình ảnh minh họa (Nguồn: namchauims.com)

Chiến lược Marketing quốc tế

Khái niệm

Chiến lược Marketing quốc tế trong tiếng Anh là International Marketing Strategy, viết tắt là IMS.

Chiến lược Marketing quốc tế (IMS) là tập hợp các quyết định kinh doanh của công ty trong một thời gian và không gian nhất định để sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm thực hiện những mục tiêu đã định.

Các ảnh hưởng đến chiến lược Marketing quốc tế

Ảnh hưởng của Chính phủ đối với Chiến lược Marketing quốc tế

Chính phủ hoạch định cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân, do đó chi phối sâu sắc cơ cấu kinh tế quốc tế. Việc hoạch định này thông qua một loạt biện pháp đặc biệt như: luật khuyến khích hay, hạn chế đầu tư bằng việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng cho vay; luật chiết khấu quy định thời gian khấu hao máy móc, luật đất đai…

Mỹ là điển hình trong việc đưa ra các đạo luật liên bang để hoạch định cơ cấu phát triển công nghiệp theo sự điều tiết kinh tế của Chính phủ.

Chính phủ chủ động tham gia vào các khối kinh tế- thương mại khu vực và quốc tế như EU NAFTA, WTO… nhằm tạo môi trường chính trị và pháp luật thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chiến lược Marketing quốc tế phát triển.

Chính phủ trực tiếp kí các hiệp định kinh tế, thương mại song phương và đa phương, trực tiếp thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Như vậy, Chính phủ đóng vai trò ngày càng tích cực vào hệ thống chiến lược Marketing quốc tế.

Chính phủ ban hành các chính sách thương mại quốc tế, theo đó xác định các quy chế đãi ngộ khác nhau đối với các doanh nghiệp nước ngoài tuỳ thuộc quan hệ đối tác, như quy chế Tối huệ quốc (MFN), Thương mại thông thường… 

Tham khảo:   Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism) là gì? Nguyên tắc và lợi ích

Như vậy, việc buôn bán hạn chế hay tự do, mức thuế nhập khẩu cao hay thấp đều chi phối sâu sắc chiến lược Marketing quốc tế của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đối với chiến lược Marketing quốc tế

Chiến lược tìm kiếm nguồn tài nguyên. Với mục đích này, nhiều công ty hướng hoạt động kinh doanh của mình vào lĩnh vực khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác (như đồng, sắt, chì, vàng, bạc…) các loại nông lâm và thuỷ sản.

Chiến lược tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Điều kiện nghiêm ngặt của các nhà sản xuất là tiêu thụ sản phẩm theo quy luật sản xuất và tiêu dùng. Do vậy, hàng loạt TNCs thường xuyên chú trọng việc mở rộng thị trường xuất khẩu trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là việc mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển. 

Khoa học – công nghệ càng phát triển thì chiến lược tìm kiếm thị trường càng trở thành vấn đề sống còn để mở rộng quy mô sản xuất. 

Chiến lược tìm kiếm hiệu quả kinh doanh. Theo mục đích này, nhiều công ty lại muốn hướng hoạt động của mình vào các nước phát triển (OECD), nơi có môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất, như hạ tầng cơ sở khá đầy đủ, pháp luật, ổn định, công nghệ thông tin phát triển… Vì vậy các TNCs có thể đầu tư kinh doanh dễ dàng, thời gian hoàn vốn rất nhanh, suất lợi nhuận hấp dẫn và an toàn.

Ảnh hưởng của công nghệ đối với chiến lược Marketing quốc tế

Bản thân công nghệ, như “đôi đũa thần kỳ diệu”, đã đáp ứng được nhanh chóng các định hướng phát triển sản phẩm thị trường của TNCs theo các hướng tập trung hoá và đa dạng hoá một cách năng động hơn. 

Đặc biệt ngày nay, công nghệ hiện đai cho phép khai thác tối ưu mọi lợi thế của thị trường toàn cầu nhằm mang lại cho TNCs doanh số và lợi nhuận hấp dẫn nhất. Điều đó giải thích tại sao TNCs là đội quân tiên phong trong xu thế toàn cầu hoá nhằm chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.

Tham khảo:   Độ trễ phản ứng (Response Lag) là gì? Nguyên nhân của độ trễ phản ứng

Phân tích trên cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của công nghệ, lực lượng sản xuất trực tiếp và cũng là sức mạnh của TNCs đối với chiến lược Marketing quốc tế của bản thân doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của thị trường đối với chiến lược Marketing quốc tế

Một phân đoạn chủ yếu duy nhất: Một số phân đoạn hoặc tất cả các phân đoạn, nghĩa là phủ kín toàn bộ thị trường.

Hãng Toyota xuất khẩu ô tô thường xuyên thoả mãn nhu cầu của các nhóm khách hàng Bắc Mỹ và EU như: tầng lớp bình dân, tầng lớp trung lưu, tầng lớp thượng lưu và tầng lớp tiêu dùng ô tô thể thao.

Về phương diện địa lí, tập hợp những người nước ngoài mua sản phẩm có thể ở những cấp độ sau: Một vài nước láng giềng; phần đông các nước trong vùng hay tiểu khu vực (Đông Đông Nam á); hầu hết các nước của khu vực hay Châu lục (Châu á, Châu Mỹ); các nước ở một số Châu lục (thị trường các nước Châu á và châu Âu); phần đông các nước trên khắp thế giới (toàn cầu).

Những phân tích trên cho thấy, thị trường trong marketing quốc tế được mở rộng và đa dạng hoá theo theo vùng địa lí. Như vậy, chiến lược Marketing quốc tế, do tác động trực tiếp của thị trường, cũng trở nên phức tạp hơn nhiều vì nó bao trùm trên phạm vi địa lí rất rộng mà điển hình trên quy mô toàn cầu. 

Chiến lược marketing quuốc tế, do phạm vi thị trường, đương nhiên phải đụng chạm đến rất nhiều nền văn hoá khác nhau, theo sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, lối sống, tập tính tiêu dùng.

Tham khảo:   Lí thuyết con gián (Cockroach Theory) là gì? Đặc điểm

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing quốc tế, NXB Lao động – Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo