20. Kinh tế học

Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là gì? Ý nghĩa và phương hướng chiến lược

Hình minh họa (Nguồn ticbeat.com)

Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng

Chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng là một tập hợp các đề xuất chung nhất, cơ bản nhất để hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động marketing của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm công việc: phân tích tình huống thị trường, lựa chọn mục tiêu cơ bản của marketing, ra quyết định và các biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu marketing ứng với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể trong một thời gian nhất định.

Giữa nội dung marketing và môi trường của nó luôn tồn tại các mâu thuẫn. Đồng thời, phải biết rằng không một doanh nghiệp xây dựng nào không ở trạng thái có tác động quan trọng nào đó đến môi trường marketing.

Ý nghĩa của chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng

Ý nghĩa chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng được thể hiện như sau:

– Đề ra các phương hướng hoạt động của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường sản phẩm xây dựng.

– Sự hiện có của chiến lược đảm bảo hình thành các mục tiêu marketing phối hợp cho mỗi một bộ phận của doanh nghiệp.

– Buộc lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu trong hoạt động marketing của mình.

Tham khảo:   Con người kinh tế (Homo Economicus) là gì? Nguồn gốc của con người kinh tế

– Xác định những khả năng loại trừ nhau (sự lựa chọn) của việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp xây dựng.

– Biểu thị tầm quan trọng của marketing trên thị trường sản phẩm xây dựng.

Các phương hướng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng

Thông thường, các phương hướng chiến lược marketing sau đây được xem xét:

– Các chiến lược phát triển sản phẩm.

– Các chiến lược xâm nhập vào các thị trường.

– Các chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.

Sự phân biệt tương tự các chiến lược marketing khá là qui ước, bởi vì tư cách (hành vi) của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường không có thể cô lập (tách rời), mặc dù do tính chất mở của kinh tế thị trường.

Nói các khác, không nên tập trung các nỗ lực marketing vào sản phẩm mà bỏ qua những đặc trưng đa dạng của các thị trường hoặc nhấn mạnh (đặc biệt chú ý) việc chiếm lĩnh các thị trường nào đó mà quên về những vấn đề phát triển doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển sản phẩm 

Thuộc các chiến lược phát triển sản phẩm có thể bao gồm:

Tham khảo:   Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam (Viet Nam Biogas Association – VBA) là gì?

– Chiến lược chi phí thấp.

– Chiến lược chuyên môn hóa tròn sản xuất các sản phẩm.

– Chiến lược mở rộng các lĩnh vực sử dụng sản phẩm.

Chiến lược xâm nhập thị trường

Chiến lược này cũng khá đa dạng, bao gồm:

– Chiến lược phát triển thị trường.

– Chiến lược nghiên cứu hàng hóa.

– Chiến lược đa dạng hóa.

Các chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp

Có thể nêu ra một số hướng sau:

– Tăng trưởng theo chiều sâu.

– Đi sâu vào thị trường (Đưa nhiều hàng hóa vào thị trường).

– Mở rộng phạm vi thị trường.

– Hoàn thiện hàng hóa.

– Tăng trưởng hợp tác.

– Tăng trưởng đa dạng hóa.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing của Doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo