20. Kinh tế học

Tiêu thụ trực tiếp (Direct Consumption) là gì? Các phương thức tiêu thụ trực tiếp

Hình minh họa (Nguồn JDN)

Tiêu thụ trực tiếp (Direct Consumption)

Tiêu thụ trực tiếp trong tiếng Anh là Direct Consumption.

Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hoặc trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Hàng hoá khi bàn giao cho khách hàng được khách hàng trả tiền hay chấp nhận thanh toán, số hàng hoá này chính thức coi là tiêu thụ thì khi đó doanh nghiệp bán hàng mất quyền sở hữu về số hàng hoá đó.

Có thể nói trong xây dựng áp dụng chủ yếu hình thức bán sản phẩm trực tiếp, không qua trung gian bên ngoài. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm trong xây dựng là khách hàng đã được xác định trước khi xây dựng công trình, giá trị công trình lớn, kênh phân phối là kênh ngắn, trực tiếp.

Phân tích thị trường sản phẩm xây dựng ở nước ta hiện này rút ra kết luận là phần lớn thực hiện tiêu thụ trực tiếp, tức là tồn tại thị trường “người sản xuất – người bán”. Và trong mối liên hệ này, các kênh vận động của hàng hóa và tiêu thụ mang một đặc trưng hai bậc (một hoặc hai mức độ), thường là trực tiếp: doanh nghiệp xây dưng – người tiêu dùng (chủ đầu tư).

Tham khảo:   Nguyên lí hiệu quả (Efficiency Principle) là gì? Cách hoạt động và ví dụ

Do đó trong quá trình hoạt động thương mại, người kinh doanh – người xây dựng phải giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của mình.

Phương thức tiêu thụ trực tiếp

Phương thức tiêu thụ trực tiếp bao gồm bán buôn và bán lẻ:

Bán buôn: Là quá trình bán hàng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị tiêu thụ hàng hoá thương mại để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất, gia công chế biến tạo ra sản phẩm mới hoặc tiếp tục được chuyển bán.

Đối tượng của bán buôn rất đa dạng và phong phú, có thể là cơ sở sản xuất, đơn vị kết quả tiêu thụ hàng hoá thương mại trong nước và ngoài nước hoặc các công ty thương mại tư nhân.

Khi thực hiện bán hàng, bên mua sẽ có người đến nhận hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Khi người nhận đã nhận đủ số hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa mà được coi là hàng đã bán.

Khi bên mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì doanh nghiệp hạch toán vào doanh thu và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ Nhà nước.

Tham khảo:   Tiên đề về sở thích (Axioms of preference) là gì? Nội dung về tiên đề sở thích

Bán lẻ: Theo hình thức này, hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đối tượng của bán lẻ là mọi cá nhân trong và ngoài nước muốn có một giá trị sử dụng nào đó không phân biệt giai cấp, quốc tịch.

Đặc trưng cùa phương thức bán lẻ là kết thúc nghiệp vụ bán hàng thì sản phẩm rời khỏi lĩnh vực lưu thông, đi vào lĩnh vực tiêu dùng giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện. Hàng bán lẻ thường có khối lượng nhỏ, và thanh toán ngay và thường bằng tiền mặt nên ít lập chứng từ cho từng lần bán. Bán lẻ được chia làm 2 hình thức: Bán lẻ thu hồi trực tiếp và bán lẻ thu hồi tập trung.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing của Doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo