20. Kinh tế học

Giai đoạn chạm đáy (Trough) là gì? Đặc điểm

Hình minh họa. Nguồn: Slideserve.com

Giai đoạn chạm đáy  

Khái niệm

Giai đoạn chạm đáy hay còn gọi là đáy trong tiếng Anh là Trough.

Một chu kì kinh tế có năm giai đoạn: mở rộng hoặc tăng trưởng, đạt đỉnh điểm, suy thoái, chạm đáy và phục hồi. Giai đoạn chạm đáy là quá trình chạm ngưỡng dưới cùng trong thời kì suy thoái, hoặc các hoạt động kinh tế giảm ở mức đỉnh điểm, để bước sang giai đoạn phục hồi kinh tế trở lại.

Các nhà kinh tế sử dụng một số thông số để theo dõi chu kì kinh tế ở các giai đoạn khác nhau của nó. Phổ biến nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất.

Đặc điểm của giai đoạn chạm đáy

Giai đoạn chạm đáy là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc của một chu kì hoạt động của nền kinh tế, kết thúc giai đoạn suy giảm hoạt động kinh tế và chuyển sang giai đoạn mở rộng. Chu kì kinh tế là sự dịch chuyển lên và xuống của giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gồm có các cuộc suy thoái và tăng trưởng bắt đầu và kết thúc ở các đỉnh và đáy.

Tỉ lệ việc làm cũng là chỉ số cho biết vị trí nền kinh tế đang đứng trong chu kì kinh tế. Tỉ lệ thất nghiệp dưới 5% ám chỉ nền kinh tế có số lượng việc làm vừa đủ và là dấu hiệu cho thấy sự mở rộng kinh tế. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng theo tháng, nền kinh tế rất có thể đang bước vào giai đoạn suy thoái. Khi tỉ lệ thất nghiệp chạm điểm thấp nhất thì nền kinh tế đang ở trong giai đoạn chạm đáy.

Ngoài ra, thu nhập và tiền lương cũng là những chỉ số cho thấy nền kinh tế hiện đang ở đâu trong chu kì kinh tế. Chúng tăng lên trong quá trình mở rộng, giảm dần trong quá trình suy thoái và giảm đậm nhất tại giai đoạn chạm đáy.

Tham khảo:   Tiêu thụ trực tiếp (Direct Consumption) là gì? Các phương thức tiêu thụ trực tiếp

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ như Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Chỉ số S&P 500 cũng có liên quan mật thiết đến chu kì kinh tế. Sự suy giảm trong thị trường chứng khoán xảy ra đồng thời hoặc báo trước một cuộc suy thoái trong nền kinh tế. Khi chứng khoán tăng điểm sau khi sụt giảm đáng kể, nó có thể báo hiệu chu kì kinh tế đang ở đáy, hoặc sắp chạm đáy, và ám chỉ một sự gia tăng sắp tới trong hoạt động kinh tế.

Giai đoạn chạm đáy thường khó phát hiện hơn trong thực tế. Khi các chỉ số kinh tế giảm, nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái. Giai đoạn này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Chỉ khi hiệu quả hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trở lại và thể hiện trên các chỉ số kinh tế mới có thể kết luận chính xác được giai đoạn tăng trưởng đang diễn ra và giai đoạn chạm đáy đã kết thúc.

Giai đoạn chạm đáy có thể được phát hiện bằng các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế như doanh thu và thu nhập giảm, nhiều công ty sa thải nhân viên hơn, tín dụng thấp hơn, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn và nhiều hoạt động kinh tế bị trì trệ hơn (so với các giai đoạn khác trong chu kì kinh tế). Giai đoạn chạm đáy rất quan trọng vì chúng đánh dấu một bước ngoặt tích cực cho nền kinh tế.

Ví dụ về giai đoạn chạm đáy

Tháng 6 năm 2009 là ngày đánh dấu sự kết thúc chính thức của cuộc đại suy thoái ở Mỹ, nó bắt đầu sau khi đạt đến đỉnh tăng trưởng kinh tế vào tháng 12 năm 2007. Vào cuối năm 2007, GDP của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14.99 nghìn tỉ đô la. Sau đó, nó đã giảm đều trong một năm rưỡi tiếp theo, khoảng thời gian này là một thời kì kinh tế bị suy thoái trầm trọng. Vào tháng 6 năm 2009, nó đã chạm đáy ở mức 14.36 nghìn tỉ đô la. Sau đó một giai đoạn mở rộng xảy ra và cuối cùng GDP cũng đã vượt qua mức cao nhất năm 2007, đạt 15.02 nghìn tỉ đô la vào tháng 9 năm 2011.

Tham khảo:   Sai số ngoài chọn mẫu (Non-Sampling Error) là gì?

Một ví dụ điểm hình khác là thời kì suy thoái của Mỹ đầu những năm 1990, giai đoạn chạm đáy xảy ra vào tháng 3 năm 1991. Vào thời điểm đó, GDP đạt mức 8.87 ngìn tỉ đô la, giảm từ 8.98 nghìn tỉ đô la đạt được ở thời điểm suy thoái bắt đầu. Sự phục hồi của cuộc suy thoái này được đánh dấu bằng giai đoạn mở rộng tiếp theo với GDP lần đầu tiên vượt qua cột mốc 9 nghìn tỉ đô la thời điểm cuối năm 1991.

Các ý chính

– Giai đoạn chạm đáy là một giai đoạn trong chu kì kinh tế nơi hiệu quả kinh tế đang chạm mức thấp nhát, hoặc giá đang chạm điểm thấp nhất trước khi tăng trở lại.

– Chu kì kinh tế là sự dịch chuyển lên và xuống của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mô tả các cuộc suy thoái và mở rộng bắt đầu và kết thúc ở các đỉnh và đáy.

– Giai đoạn chạm đáy thực tế chỉ có thể được xác định sau khi nó diễn ra, và dấu hiệu của nó là các điều kiện kinh tế giảm sút như tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, sa thải, doanh thu và thu nhập giảm và khả năng tín dụng thấp.

Tham khảo:   Du lịch y tế Diaspora (Diaspora medical tourism) là gì?

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo