20. Kinh tế học

Hiệu ứng mạng (Network effect) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: companyfounder)

Hiệu ứng mạng

Khái niệm

Hiệu ứng mạng trong tiếng Anh gọi là: Network effect.

Hiệu ứng mạng xảy ra khi trên một thị trường, càng nhiều người mua một tài sản thì tài sản đó càng có giá trị. 

Thí dụ, trên một mạng điện thoại di động, càng nhiều sử dụng một mạng thì giá trị của mạng càng tăng. Đối với hệ điều hành máy tính cũng vậy, càng nhiều sử dụng một hệ điều hành, thì càng nhiều người sử dụng phần mềm áp dụng chạy trên hệ điều hành đó. 

Điều đó khiến cho người sản xuất sản phẩm phổ biến thì thu lợi càng cao, còn những người khác thì không thể sản xuất được vì rơi vào vòng luẩn quẩn: ít người mua – không phát triển được mạng lưới – giá trị sản phẩm giảm – lại càng ít người mua hơn. 

Sự ủng hộ của người tiêu dùng sản phẩm được gọi là “positive feedback” – giúp tăng cường giá trị của mạng.

Nhiều thí dụ đã xảy ra về hiệu ứng mạng, như máy đánh chữ được sắp xếp theo trình tự QWERTY, hệ điều hành WINDOWS và những thí dụ về tính tương thích và tiêu chuẩn được cả thế giới áp dụng vì tính phổ biến của chúng chứ không hẵn vì tính hiệu quả. 

Tham khảo:   Phương pháp chiết trừ (Deduction method) là gì?

Ngoài khái niệm hiệu ứng mạng, chúng ta còn có khái niệm xu hướng (path dependence), để mô tả tình trạng càng nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường thì người tiêu dùng càng muốn sử dụng sản phẩm đó. 

Phân loại

Có hai loại hiệu ứng mạng: hiệu ứng trực tiếp và hiệu ứng gián tiếp. 

Hiệu ứng mạng trực tiếp xảy ra khi giá trị một mạng sẽ tăng khi có nhiều người sử dụng mạng đó (thí dụ mạng điện thoại). 

Hiệu ứng mạng gián tiếp xảy ra khi giá trị một mạng (thí dụ hệ điều hành máy tính) tăng khi nhiều người đóng góp gián tiếp vào các phân nhánh của mạng (các chương trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành).

Hiệu ứng mạng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp 

(Tài liệu tham khảo: investopedia)

Một loạt các ứng dụng và trang web cho thuê dịch vụ được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng. Khi càng nhiều chuyên gia liệt kê các dịch vụ của họ trực tuyến, chẳng hạn như dịch vụ dắt chó, gia sư hoặc thậm chí là thợ điện, thì càng nhiều khách hàng sử dụng và dựa vào các thư mục trực tuyến. 

Tham khảo:   Trợ cấp (Subsidies) trong kinh tế tài nguyên môi trường là gì?

Các trang web thương mại điện tử, như Etsy và eBay, đã trở nên phổ biến khi nhiều người bán tham gia các thị trường đó và bán sản phẩm của họ cho những người tiêu dùng chấp nhận mua sắm trực tuyến. 

Các dịch vụ đi chung xe cũng phát triển và phát triển thông qua sự hỗ trợ của những người tham gia đã đăng kí và mở rộng phạm vi của họ trên khắp các thành phố và tiểu bang. Vì nhiều tài xế tham gia Uber và Lyft, đã giúp các thương hiệu này tăng giá trị thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Luật, Lê Nết, 2006, NXB Tri thức Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo