20. Kinh tế học

Định lí Coase (Coase theorem) về quyền sở hữu là gì?

Hình minh họa (Nguồn: intelligenteconomist)

Định lí Coase

Khái niệm

Định lí Coase trong tiếng Anh gọi là: Coase theorem.

Coase phát biểu định lí: việc bảo vệ quyền sở hữu sẽ không cần thiết nếu chi phí giao dịch bằng không hay nhỏ. Nếu chi phí giao dịch quá lớn, các bên không thể thoả thuận được với nhau, mỗi bên sẽ phải dùng quyền sở hữu để bảo vệ quyền lợi của mình. 

Định lí này không chỉ đúng đối với giao dịch giữa các bên, mà còn đúng trong quan hệ giữa các quốc gia, trong đó chủ quyền của mỗi nước tương đương với quyền sở hữu. Nếu giữa các quốc gia không có sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, mỗi nước đều gia tăng các chi phí quân sự để bảo vệ chủ quyền của mình. 

Nếu độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau tăng lên, các bên có thể “thu hẹp” chủ quyền của mình bằng cách trao quyền quyết định vào một hội đồng do các quốc gia thoả thuận lập nên (thí dụ Liên minh Châu Âu hay ASEAN). 

Từ định lí đầu tiên, Coase phát biểu định lí tiếp theo: quyền sở hữu chỉ là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát quyền lợi của một chủ thể kinh doanh chứ không phải là một quyền tự nhiên. Các biện pháp khác có thể là thoả thuận hay bồi thường thiệt hại. 

Như vậy thực thi quyền sở hữu không phải lúc nào cũng là phương pháp bảo vệ quyền tối ưu. Muốn biết một phương pháp bảo vệ quyền có phải là tối ưu hay không, cần phải xem xét đến chi phí giao dịch. 

Tham khảo:   Đô thị nén (Compact City) là gì? Tiêu chí và hình thái phát triển

Quyền sở hữu có thể là giải pháp bảo vệ quyền lợi tối ưu khi chi phí giao dịch để hoà giải hay thoả thuận với người xâm phạm là lớn. 

Ví dụ 

Học thuyết của Coase dùng sự phân định của quyền sở hữu để giải quyết các vấn đề nảy sinh do các chi phí giao dịch. Điều này có thể được thể hiện rõ hơn qua thí dụ sau đây:

Trên một hoang đảo có hai người – Robinson Crusoe và Friday. Robinson nuôi bò và Friday trồng bắp. 

Bò của Robinson xâm hại bắp của Friday. Friday có nhất thiết phải bảo vệ quyền sở hữu của mình bằng cách xây dựng hàng rào (trị giá 100 triệu đồng) quanh vườn bắp của mình, trong khi thiệt hại do bò của Robinson gây ra không quá 50 triệu đồng hay không? 

Tại sao hai bên không thể thoả thuận với nhau: Friday không xây hàng rào, còn Robinson sẽ đền bù cho Friday 50 triệu đồng? Đối với câu hỏi trên cách giải thích của Ronald Coase, nhà kinh tế học Anh (đoạt giải Nobel năm 1993) gây nhiều sự chú ý hơn cả. 

Theo Coase, nếu các bên có thể thoả thuận với nhau, thì các qui định về quyền sở hữu là không cần thiết.

Mặc dù sự thoả thuận giữa các bên có thể là giải pháp tối ưu, tuy nhiên không phải lúc nào các bên cũng có thể đạt được thỏa thuận. Thí dụ nếu Robinson biết chi phí xây dựng hàng rào của Friday là 100 triệu, Robinson có thể chỉ chấp nhận bồi thường 20 triệu. 

Tham khảo:   Sự thu hẹp (Contraction) là gì? Những đặc điểm cần chú ý

Nếu không có qui định về quyền đòi bồi thường thiệt hại hay cơ chế thực thi quyền yếu, Friday có thể vẫn chấp nhận mức bồi thường này (thiệt 50 – 20 = 30 triệu), vì nếu không mình sẽ thiệt 100 – 50 = 50 triệu. 

Các nhân tố như khả năng thực thi pháp luật, đặc quyền kinh doanh của một bên, hay chi phí để tìm hiểu về đối tác được coi là chi phí giao dịch (transaction cost).

Các chi phí giao dịch bao gồm hai loại: chi phí thông tin – đánh giá thông tin; và chi phí thực thi. Các chi phí này càng cao thì giao dịch càng kém hiệu quả. Muốn như vậy, phải xác lập các định chế để đảm bảo cho việc giảm chi phí giao dịch. 

Thí dụ, phải thực thi luật tốt, phải khiến cho các vấn đề góp ý được minh bạch (giảm chi phí thông tin), thỏa thuận khôn khéo (giảm chi phí giao dịch)

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Luật, Lê Nết, 2006, NXB Tri thức Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo