20. Kinh tế học

Thắt chặt tín dụng (Credit Crunch) là gì? Hậu quả của thắt chặt tín dụng

image-Credit-crunch-on-blue-business-binder-stocky-ai-12595028

Hình minh họa. Nguồn: Stocky.ai

Thắt chặt tín dụng

Khái niệm

Thắt chặt tín dụng hay suy kiệt tín dụng trong tiếng Anh là Credit Crunch.

Hiện tượng thắt chặt tín dụng là sự suy giảm trong hoạt động cho vay của các tổ chức tài chính do thiếu vốn đột ngột. 

Thắt chặt tín dụng thường là hậu quả của suy thoái kinh tế, khiến các công ty gần như không thể vay được vì những người cho vay sợ họ bị phá sản hoặc vỡ nợ, dẫn đến tỉ lệ lãi suất cũng cao hơn.  

Đặc điểm của thắt chặt tín dụng 

Thắt chặt tín dụng là một tình trạng kinh tế trong đó các khoản vốn đầu tư khó để bảo đảm. Trong khoảng thời gian này, các ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống cảnh giác hơn với việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp vì họ e sợ rằng người vay sẽ vỡ nợ. 

Điều này khiến lãi suất tăng lên như một cách bù đắp cho người cho vay khi chấp nhận rủi ro bổ sung.     

Thắt chặt tín dụng xảy ra mà không phụ thuộc vào sự thay đổi đột ngột của lãi suất. Các cá nhân và doanh nghiệp dù trước khi thắt chặt tín dụng xảy ra có được các khoản vay tài trợ cho các giao dịch quan trọng hay mở rộng hoạt động, vẫn có thể bất ngờ thấy mình không thể sử dụng các khoản tiền này. 

Tham khảo:   Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA) là tổ chức gì?

Nguyên nhân của thắt chặt tín dụng 

Hiện tượng thắt chặt tín dụng thường diễn ra sau một thời gian người cho vay quá thả lỏng trong việc cung cấp tín dụng. 

Các khoản cho vay được ứng trước cho những người đi vay ngay cả khi khả năng trả nợ của họ đáng ngờ, và do đó, tỉ lệ vỡ nợ và số lượng các khoản nợ xấu bắt đầu tăng lên. 

Trong các trường hợp cực đoan, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tỉ lệ nợ xấu tăng cao đến mức nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và buộc phải đóng cửa hoặc dựa vào cứu trợ của chính phủ để tiếp tục hoạt động.   

Hậu quả của Thắt chặt tín dụng 

Hậu quả thông thường của thắt chặt tín dụng là sự suy thoái kéo dài hoặc phục hồi chậm chạp của nền kinh tế do nguồn cung tín dụng bị thu hẹp. 

Ngoài việc thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng, người cho vay cũng có thể tăng lãi suất để kiếm được doanh thu lớn hơn từ số khách hàng có thể vay. 

Chi phí vay tăng lên lấy đi khả năng chi tiêu của một cá nhân trong nền kinh tế cũng như nó chiếm một phần vốn kinh doanh có thể được sử dụng để phát triển hoạt động và thuê nhân công của một doanh nghiệp.   

Tham khảo:   Cơ giới hoá nông nghiệp (Agricultural Mechanization) là gì?

Đối với nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng, ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng còn lớn hơn việc tăng chi phí vốn. Các doanh nghiệp không thể vay vốn phải đối mặt với nhiều khó khăn để tăng trưởng và mở rộng kinh doanh và đối với số còn lại, việc tiếp tục kinh doanh là một thách thức lớn. 

Đôi khi các doanh nghiệp cố gắng hoạt động trở lại và cắt giảm lực lượng lao động của họ, cuối cùng dẫn đến giảm năng suất và tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Hai hệ quả này sẽ càng làm cuộc suy thoái kinh tế đang xấu trở nên tồi tệ hơn.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo