20. Kinh tế học

Nguyên tắc ‘Người gây ô nhiễm phải trả tiền’ (The Polluter-Pays Principle) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: jusvivens)

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Khái niệm

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong tiếng Anh gọi là: The Polluter-Pays Principle.

Các công cụ kinh tế như lệ phí, thuế dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” có nghĩa là người gây ô nhiễm (doanh nghiệp, cá nhân, hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra. 

Điều này sẽ khuyến khích người ta giảm sự phá hoại đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên của việc giảm ô nhiễm bằng chi phí biên của sự tổn hại do ô nhiễm đó gây ra. 

Ứng dụng

Phương pháp sử dụng các công cụ kinh tế nhấn mạnh ích lợi của các công cụ kinh tế được dùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả. 

Muốn vậy thì tổng chi phí sản xuất ra một hàng hóa hay dịch vụ bao gồm chi phí của tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ vào giá của nó. Việc sử dụng không khí, nước, hay đất cho việc loại bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài nguyên giống như các đầu vào của sản xuất. 

Tham khảo:   Giá trị thặng dư siêu ngạch (Extra surplus value) là gì?

Tình trạng định giá không tính đủ chi phí sử dụng các tài nguyên môi trường và không xác định rõ quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường dẫn đến việc khai thác và sử dụng quá mức và có thể làm phá hủy hoàn toàn nguồn tài nguyên đó. 

Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” tìm cách sửa đổi thất bại này của thị trường bằng cách buộc người gây ô nhiễm phải tính toán đầy đủ chi phí sử dụng tài nguyên và làm ô nhiễm thông qua các công cụ như thuế ô nhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy phép ô nhiễm…

Muốn áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả cần phải có sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc xây dựng và áp dụng luật pháp về môi trường. 

Ví dụ: các quốc gia phải đồng thời ban hành luật về môi trường, qui định không trợ cấp cho người gây ô nhiễm, đánh thuế… 

Các công cụ này bao gồm 2 nhóm là: các công cụ kinh tế và các công cụ tài chính.

– Các công cụ kinh tế trực tiếp

Tham khảo:   Phương pháp đánh giá thị trường theo tác động vật lí (Market valuation of Physical effects) là gì?

+ Lệ phí xả thải

+ Thuế ô nhiễm (thuế xanh)

+ Mua bán giấy phép ô nhiễm (quota)

– Các công cụ kinh tế gián tiếp

+ Thuế đầu vào

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế sản phẩm

+ Thuế xuất nhập khẩu 

+ Hệ thống kí thác hoàn trả (Kí quĩ – hoàn chi)

+ Lệ phí sử dụng hay phí dịch vụ môi trường

+ Các loại phí và lệ phí tiếp cận

+ Lệ phí quản lí, lệ phí hành chính về cấp giấy phép và kiểm soát

+ Thuế phân biệt

Các công cụ tài chính 

+ Viện trợ, ngân sách bảo vệ môi trường

+ Trợ giá

+ Tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các dự án môi trường

+ Khấu hao nhanh

+ Các biện pháp khác để thu hút vốn trong nước cho công tác bảo vệ môi trường

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển – TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo