20. Kinh tế học

Chi phí biên (Marginal Cost) là gì? Cách tính chi phí biên

Hình minh họa (Nguồn: fepimgas)

Chi phí biên

Khái niệm

Chi phí biên hay chi phí cận biên trong tiếng Anh gọi là: Marginal Cost.

Chi phí biên biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc hi sinh thêm để đánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra. 

Ví dụ

Nếu tổng chi phí cho việc in 300 cuốn sách là 15.000 nghìn đồng (tức 15 triệu đồng), còn tổng chi phí của việc in 301 cuốn sách là 15.030 nghìn đồng, thì trong trường hợp này, để có thêm cuốn sách thứ 301, người ta phải bổ sung thêm một khoản chi phí là 30 nghìn đồng.

Điều đó có nghĩa là chi phí biên của việc in cuốn sách thứ 301 là 30 nghìn đồng. Nói một cách khác, chi phí biên của đơn vị sản phẩm thứ q là:

trong đó TCq biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất q đơn vị đầu ra, còn TC(q-1) biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất (q-1) đơn vị đầu ra.

Khi hình thức hóa dưới dạng một công thức toán học, người ta hình dung rằng, có thể tính được chi phí biên tại từng điểm sản lượng q bất kì và định nghĩa chi phí biên theo công thức sau:

Trong đó ∆ biểu mức thay đổi của các biến số. Theo công thức trên, khi sự thay đổi trong q là tương đối nhỏ, chi phí biên MC tại mức sản lượng q, chính là giá trị đạo hàm của TC(q) tính tại điểm sản lượng q.

Tham khảo:   Yếu tố sản xuất (Factors of Production) là gì?

Là một hàm số của sản lượng, đương nhiên, mức chi phí biên phụ thuộc vào mức sản lượng. Tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí biên cũng khác nhau. 

Đường chi phí biên, về đại thể, cũng là một đường cong hình chữ U: thoạt tiên, với sản lượng xuất phát thấp, đường chi phí biên có xu hướng đi xuống khi sản lượng tăng. 

Đến một mức sản lượng nào đó, xu hướng ngược lại sẽ diễn ra. Khi này, nếu sản lượng tiếp tục tăng, chi phí biên sẽ tăng dần và đường chi phí biên trở thành một đường đi lên. 

Hình dáng này của đường chi phí biên cũng có nguồn gốc từ những lí do kinh tế giải thích hình dáng đường tổng chi phí hay đường chi phí bình quân. 

Khi sản lượng xuất phát còn quá thấp, sự dư thừa năng lực hay công suất của một số yếu tố sản xuất cố định cũng như một số lợi thế khác liên quan đến việc tăng qui mô sản lượng.

Điều này khiến cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng không cần phải bổ sung thêm chi phí tương ứng như mức chi phí mà mỗi đơn vị sản lượng ban đầu đòi hỏi. 

Tham khảo:   Mô hình phục hồi hình chữ W (W-Shaped Recovery) là gì? Đặc điểm

Chi phí biên của mỗi đơn vị sản lượng gia tăng về sau nhỏ hơn các đơn vị sản lượng trước đó. Chi phí biên giảm dần theo đà tăng của sản lượng. Về sau, khi những lợi thế nói trên được khai thác hết, những chi phí mới xuất hiện do qui mô sản lượng quá lớn, chi phí biên chắc chắn sẽ tăng lên khi sản lượng tăng. 

Có thể nói, các xu hướng diễn tiến của đường chi phí biên thực chất cũng chính là xu hướng diễn tiến của các đường tổng chi phí hay chi phí bình quân. Hoàn toàn có thể suy ra hình dáng của đường này từ những đường kia.

Hình 1: Đường chi phí biên

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo