22. Quản trị kinh doanh

Giao dịch giữa các bên liên quan (Related-Party Transaction) là gì? Ví dụ thực tế

Ảnh minh họa: The Financial Express

Giao dịch giữa các bên liên quan

Khái niệm

Giao dịch giữa các bên liên quan trong tiếng Anh là Related-Party Transaction.

Giao dịch giữa các bên liên quan là một thỏa thuận hoặc sự sắp xếp giữa hai bên tham gia bởi mối quan hệ kinh doanh từ trước đó hoặc vì lợi ích chung. Ví dụ, hợp đồng giữa một cổ đông lớn của một tập đoàn và tập đoàn đó là một giao dịch giữa các bên liên quan.

Các công ty thường giao dịch kinh doanh với các bên mà họ quen biết để đảm bảo an toàn hoặc có lợi ích chung. Mặc dù các loại giao dịch này là hợp pháp nhưng chúng có khả năng có thể tạo ra xung đột lợi ích hoặc dẫn đến một tình huống bất hợp pháp khác. Vì vậy, những giao dịch giữa các bên liên quan phải được sự đồng thuận của ban quản lí hoặc ban giám đốc của công ty.

Các cơ quan quản lí việc giao dịch giữa các bên liên quan

Các cơ quan quản lí ngành chứng khoán giúp đảm bảo rằng những giao dịch giữa các bên liên quan không có sự xung đột và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của cổ đông hoặc lợi nhuận của công ty.

Các cơ quan chính phủ

Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ yêu cầu các công ty đại chúng tiết lộ tất cả các giao dịch với các bên liên quan, chẳng hạn như giám đốc điều hành, cộng sự và thành viên liên quan. Do vậy, nhiều công ty đã có các chính sách tuân thủ và thủ tục để lập hồ sơ, thực hiện những giao dịch của các bên có liên quan.

Tham khảo:   Phân tích khách hàng (Customer Intelligence - CI) là gì?

Sở thuế vụ cũng kiểm tra các giao dịch của các bên liên quan xem có bất kì xung đột lợi ích nào không. Nếu phát hiện xung đột, thì Sở thuế vụ sẽ không cho phép bất kì lợi ích thuế nào từ giao dịch. Cụ thể, Sở thuế vụ xem xét kĩ lưỡng việc bán tài sản và các khoản thanh toán được khấu trừ giữa các bên liên quan.

Các tiêu chuẩn kế toán

Bộ Tài chính, cơ quan có chức năng thiết lập các qui tắc kế toán cho các công ty công cộng và tư nhân cũng như các tổ chức phi lợi nhuận, cũng thiết lập các tiêu chuẩn kế toán cho những giao dịch của các bên liên quan. Một số trong đó bao gồm việc giám sát khả năng cạnh tranh thanh toán, điều khoản thanh toán, giao dịch tiền tệ và chi phí được ủy quyền.

Các quyết định kiểm toán

Mặc dù có các qui tắc và tiêu chuẩn cho những giao dịch giữa các bên liên quan nhưng chúng rất khó kiểm toán. Chủ sở hữu và người quản lí có trách nhiệm tiết lộ các bên liên quan và các lợi ích của họ. Nhưng nếu họ từ chối tiết lộ vì lợi ích cá nhân, những giao dịch sẽ có thể không bị phát hiện. Giao dịch với các bên liên quan có thể được ghi lại giữa các giao dịch bình thường tương tự khiến chúng khó bị phân biệt. Các giao dịch ẩn và các mối quan hệ không được tiết lộ có thể dẫn đến việc thu nhập tăng cao bất bình thường, thậm chí có thể là gian lận.

Tham khảo:   Thế nào là Quản lý dữ liệu sản phẩm và Quản lý thông tin sản phẩm, điểm khác biệt là gì?

Ví dụ thực tế về Giao dịch giữa các bên liên quan

Trong vụ bê bối Enron nổi tiếng năm 2001, Enron đã sử dụng những giao dịch giữa các bên liên quan với các công ty mục đích đặc biệt để giúp che giấu hàng tỉ đô la nợ từ các dự án kinh doanh và đầu tư thất bại. Các bên liên quan đã đánh lừa hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, nhân viên và công chúng.

Những giao dịch giữa các bên liên quan mang tính chất gian lận đã dẫn đến sự phá sản của Enron, án tù cho các giám đốc điều hành, việc mất lương hưu và các khoản tiết kiệm của nhân viên lẫn cổ đông, sự tiêu tan và là dấu chấm hết của Arthur Andersen – kiểm toán viên của Enron.

Sau thảm kịch này, Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 đã ra đời. Đạo luật bao gồm các qui tắc đặc biệt nhằm hạn chế xung đột lợi ích phát sinh từ các giao dịch của các bên liên quan.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo