22. Quản trị kinh doanh

Đánh giá giá trị công việc là gì? Phương pháp đánh giá và khó khăn

Hình minh họa (Nguồn: Rakib_mehedi)

Đánh giá giá trị công việc

Khái niệm

Đánh giá giá trị công việc trong tiếng Anh gọi là: Job evaluation.

Đánh giá giá trị công việc là sự xác định có hệ thống giá trị tương đối của các công việc trong một doanh nghiệp cụ thể. Quá trình đánh giá này thường để trả lời các câu hỏi như: Liệu cán bộ kĩ thuật sẽ được trả nhiều hơn những người nghiên cứu? Nếu vậy, thì sự khác nhau là bao nhiêu?…

Đánh giá công việc đòi hỏi một quá trình thu thập thông tin về công việc, và so sánh chúng với nhau. Kết quả của quá trình so sánh này là một sơ đồ về tầm quan trọng của công việc dựa trên mức độ mà mỗi công việc đóng góp vào tính hiệu quả của doanh nghiệp. 

Sơ đồ này sẽ được sử dụng để đánh giá và điều chỉnh các mức độ trả công khác nhau cho từng vị trí trong doanh nghiệp. 

Đánh giá công việc không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi phải xác định được các yếu tố của công việc và xác định tầm quan trọng của từng yếu tố đó như trách nhiệm đối với công việc, các kĩ năng, sự cố gắng, các điều kiện làm việc… Cần xác định được các trọng số của mỗi yếu tố công việc. 

Đánh giá công việc có quan hệ mật thiết với phân tích công việc, và có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị tương đối của mỗi công việc trong doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Bố trí sử dụng lao động hiệu quả là gì? Tầm quan trọng và mục tiêu

Phương pháp đánh giá giá trị công việc 

Có bốn phương pháp cơ bản được áp dụng một cách thường xuyên hiện nay để đánh giá công việc là: phương pháp cho điểm theo yếu tố, phương pháp phân loại, phương pháp xếp hạng và phương pháp so sánh. Phương pháp nữa là sự so sánh các yếu tố công việc, nhưng do rất phức tạp và ít được sử dụng.

– Phương pháp cho điểm theo yếu tố: là xác định các yếu tố của công việc và cho điểm các yếu tố đó theo các thang điểm nhất định. Sau khi đã cho điểm tất cả các yếu tố, điểm tổng hợp chung sẽ được xác định để đánh giá tầm quan trọng của công việc.

– Phương pháp phân loại (hay còn gọi là phương pháp phân hạng) phương pháp này bắt đầu với việc mô tả các cấp độ hay các bậc công việc, như loại I, loại II, III… và các mức mô tả công việc tương ứng với từng cấp độ. 

Các mô tả này thường bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm… của công việc. Bước sau đó là xác định mỗi công việc tương ứng với các loại xác định.

Tham khảo:   Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định là gì? Bản chất và đặc điểm

– Phương pháp xếp hạng: theo phương pháp này, người đánh giá chỉ đơn giản xếp hạng các công việc mà không cần xác định và xem xét các yếu tố quan trọng tạo nên mỗi công việc. 

Chỉ có những đánh giá chung và trên cơ sở đó để xếp hạng các công việc khác nhau. Vì rất khó để so sánh tất cả các công việc cùng một lúc, do vậy trong nhiều trường hợp người ta thường so sánh theo từng cặp công việc

Khó khăn

Trong quá trình đánh giá công việc thường hay gặp phải những khó khăn nhất định. Những khó khăn này thường là: 

– Sự mô tả công việc không chính xác, dẫn đến đánh giá tầm quan trọng của nó không chính xác;

– Những phản ứng của tổ chức công đoàn;

– Đòi hỏi phải có sự tham gia và chấp nhận của cán bộ quản lí cũng như của người lao động trong quá trình đánh giá công việc.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị nhân sự, TS. Trương Minh Đức, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo