22. Quản trị kinh doanh

Thương hiệu cá nhân (Personal branding) là gì? Cơ sở

Hình minh hoạ (Nguồn: bannersnack)

Thương hiệu cá nhân

Khái niệm

Thương hiệu cá nhân trong tiếng Anh được gọi là Personal branding.

Thương hiệu cá nhân là sự vận dụng của con người trong việc tiếp thị bản thân họ và nghề nghiệp của họ như một nhãn hiệu chuyên biệt.

Đây là một khái niệm rất rộng bao hàm rất nhiều khía cạnh khác nhau của bản thân mỗi người, nhưng chung qui lại thì đây là yếu tố mà ta phấn đấu để hoàn thiện bản thân về nhiều mặt. 

Từ đó, thuộc tính cá nhân của chúng ta được nâng cao hơn, trở thành những giá trị cốt lõi giúp ta định hình và phát triển tiềm năng bản thân.

Cơ sở để thương hiệu trở nên thuyết phục

Do là một phạm trù lớn nên các cơ sở quan trọng để định vị các tiêu chuẩn của thương hiệu cá nhân cũng rất phong phú. Nhưng trước hết, yếu tố thuộc tính cá nhân phải được đưa lên hàng đầu. 

“Nhà kinh doanh là những người có cá tính, nếu không có các cá tính sẽ đi đến thất bại.” Tiêu chí cho nhà quản trị kinh doanh này đã phần nào cho ta thấy tầm quan trọng của sự riêng biệt.

Những cơ sở để thương hiệu của ta thực sự thuyết phục người khác có thể bao gồm: 

– Giỏi kiến thức chuyên môn, thông thạo những khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp của mình, đồng thời ứng dụng sáng tạo chính là những yếu tố cộng hưởng nên một con người tự tin trên con đường hình thành thương hiệu. 

Tham khảo:   Elevator Pitch là gì? Hiểu về Elevator Pitch

– Giao tiếp, ứng xử và các hoạt động truyền thông của bản thân cũng là những nhân tố then chốt giúp ta đến gần hơn với thương hiệu độc đáo của riêng mình. 

Tinh tế, linh hoạt trong phối hợp các kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội giúp ta ghi điểm nhiều hơn trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào và bất kì đối tượng nào.

– Một điều nữa chính là chúng ta phải luôn có tinh thần lạc quan và nhìn nhận tích cực về bản thân

Bởi lẽ làm sao người khác thấy được những điểm mạnh của bạn khi chính bạn còn chưa chắc chắn về điều đó. Chủ động trong mọi việc, không để sức mạnh cảm tính lấn át đi lí trí của chúng ta. 

Tự đặt cho mình những tiêu chuẩn cao trong công việc và quyết tâm theo đuổi đến cùng để định hướng một thành công lớn trong tương lai (tất nhiên phải trên cơ sở thực tế). 

Với một sự bền bỉ cùng một ý chí sắc đá thì cho dù có bị va vấp đôi lần, chúng ta sẽ đứng dậy, nỗ lực hết mình để bước tiếp, nối dài con đường thành công.

Tham khảo:   Phương pháp loại trừ (Exclusion Methods) trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Giá trị

Dư luận cho rằng khối ngành kinh tế đang quá tải nhân lực nhưng “thật sự thì nhân lực kinh tế không dư thừa, mà chỉ dư thừa nguồn nhân lực không đáp ứng nhu cầu”. 

Vậy làm để đáp ứng nhu cầu? Câu trả lời có lẽ không quan trọng nữa khi chúng ta có cho mình một thương hiệu. 

Lúc đó, chúng ta phải nhận thức rằng: “vị thế chủ – tớ; ban ơn – nhận lãnh” đã chuyển sang “vị thế người chủ với người cộng tác”.

Nhấn mạnh là: người cộng tác, mà những người cộng tác lúc này chính là những chủ nhân của thương hiệu riêng mình) để thấy rằng tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ người lao động, người chủ cần họ chứ không chỉ họ là người cần đến doanh nghiệp. 

Con người là tài sản quí giá nhất và cũng là vũ khí tạo sức mạnh nhất cho doanh nghiệp trên thương trường.

(Tài liệu tham khảo: Kỉ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu, Đại học Tài chính – Marketing, )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo