22. Quản trị kinh doanh

Triết lí Đạo đức Tương đối (Ethical relativism) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí

Hình minh hoạ (Nguồn: crownheights)

Triết lí Đạo đức Tương đối

Khái niệm

Triết lí Đạo đức Tương đối trong tiếng Anh được gọi là Ethical relativism.

Việc tồn tại sự khác nhau giữa các cá nhân/nhóm cá nhân là thực tế và hiển nhiên. Điều đó luôn gây ra những bất đồng, xung đột giữa họ, gây khó khăn cho việc xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa họ. 

Mặt khác, con người cũng bị thôi thúc bởi nhu cầu hoà nhập để tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó thôi thúc con người tìm cách học hỏi, hoà nhập. 

Những người theo triết đạo đức tương đối cho rằng một hành vi có thể được coi là phù hợp đạo đức và có thể chấp nhận được là khi nó phản ánh được các chuẩn mực nhất định của nhóm xã hội đại diện. 

Chuẩn mực được thống nhất trong nhóm và hành vi điển hình của các đại biểu nhóm được sử dụng làm chuẩn mực cho những ai muốn trở thành thành viên của nhóm. 

Đó cũng là cách một cá nhân hay tổ chức ra quyết định khi rơi vào hoàn cảnh có nhiều ý kiến, quan điểm, tiêu chuẩn khác nhau.

Có thể nhận ra sự hiện diện của triết đạo đức tương đối thông qua những nguyên tắc thể hiện trong các khẩu hiệu hành động sau: 

Tham khảo:   Gói thôi việc (Severance Package) là gì? Bản chất và đặc trưng của gói thôi việc

– Tôn trọng truyền thống

– Duy trì nề nếp

– Hoà nhập và giữ gìn bản sắc.

Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí

Chọn triết đạo đức tương đối làm triết kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do sự thiếu nhất quán, ba phải, thiếu bản sắc riêng. 

Những người theo thuyết đạo đức tương đối không cho rằng có cái đúng tuyệt đối, cái sai tuyệt đối. Đúng/sai chỉ là tương đối, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng. 

Lập luận và quyết định của họ không được xây dựng trên một nền tảng lí luận vững chắc của riêng mình mà tuỳ thuộc quan điểm của những đối tượng hữu quan. 

Cách tiếp cận như vậy dễ dẫn đến việc đưa ra những ý kiến không thống nhất, thậm chí trái ngược, mâu thuẫn về cùng một vấn đề trong những hoàn cảnh khác nhau. 

Điều đó không những làm sói mòn niềm tin ở các đối tượng hữu quan, mà còn tự gây khó cho bản thân khi thực hiện. Làm theo và cố chiều lòng các đối tượng hữu quan cũng có thể dẫn đến việc thụ động, mất uy tín, nhất là khi các đối tượng hữu quan đang cần sự trợ giúp, lời khuyên và chưa tìm ra lời giải. 

Tham khảo:   Hành vi người tiêu dùng (Consumer behavior) là gì?

Năng lực hành động xuất sắc của doanh nghiệp khi đó càng trở nên vô duyên trong cái nhìn của đối tượng hữu quan.Thiếu dũng cảm trong việc đưa ra quan điểm, ý kiến của mình là cách tốt nhất để trở nên mờ nhạt, mất vị thế và sớm rơi vào lãng quên.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo