22. Quản trị kinh doanh

Quản lí khủng hoảng (Crisis Management) là gì?

Hình minh họa: pcdn.co

Quản lí khủng hoảng

Khái niệm

Quản lí khủng hoảng trong tiếng Anh là Crisis Management.

Quản lí khủng hoảng là việc xác định các mối đe dọa đối với một tổ chức và đối tượng hữu quan; và các phương pháp được tổ chức sử dụng để đối phó với các mối đe dọa này. Do sự khó lường của các sự kiện toàn cầu, các tổ chức phải có khả năng đối phó với khả năng xảy ra những thay đổi mạnh mẽ trong cách họ tiến hành kinh doanh. 

Quản lí khủng hoảng thường yêu cầu các quyết định được đưa ra sau một thời gian ngắn khi một sự kiện đã diễn ra. Để giảm bớt sự không chắc chắn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, các tổ chức thường tạo ra một kế hoạch quản lí khủng hoảng.

Nội dung của quản lí khủng hoảng

Mọi doanh nghiệp đều có thể gặp phải các vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động bình thường. Các khủng hoảng như hỏa hoạn, CEO chết đột ngột, rò rỉ dữ liệu hoặc thiên tai có thể tạo ra tác động xấu đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.  

Các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn một kế hoạch kinh doanh liên tục trong trường hợp xảy ra các tình huống bất khả kháng có thể giảm thiểu tác động của các sự kiện tiêu cực. Quá trình tổ chức một kế hoạch kinh doanh liên tục trong trường hợp xảy ra khủng hoảng được gọi là quản lí khủng hoảng.

Tham khảo:   Sốc văn hóa (Culture shock) là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến nhà quản trị?

Để lập kế hoạch quản lí khủng hoảng, hầu hết các công ty bắt đầu bằng cách tiến hành phân tích rủi ro trong hoạt động. Bằng cách chạy các mô hình rủi ro, công ty có thể đánh giá xác suất xảy ra rủi ro trong tương lai, kết quả tốt nhất và tồi tệ nhất của các sự kiện tiêu cực và thiệt hại mà công ty có thể phải hứng chịu.

Ví dụ, một người quản lí rủi ro có thể ước tính rằng xác suất xảy ra lũ lụt trong khu vực hoạt động của công ty là rất cao. Kịch bản tồi tệ nhất của trận lụt sẽ phá hủy hệ thống máy tính của công ty, khiến công ty mất dữ liệu về khách hàng, nhà cung cấp; v.v…

Khi xác định được rủi ro và tác động, đội quản lí khủng hoảng của công ty có thể đưa ra kế hoạch đối phó với trường hợp khẩn cấp. Theo ví dụ trên, công ty có thể tạo ra một hệ thống dự phòng cho mọi máy tính. Bằng cách này, nếu một trận lụt xảy ra, công ty vẫn sẽ có đầy đủ dữ liệu lưu trữ.

Mặc dù hoạt động kinh doanh có thể chậm lại trong một khoảng thời gian ngắn trong khi công ty mua thiết bị máy tính mới, nhưng sẽ không bị dừng hoàn toàn. Bằng cách chuẩn bị sẵn biện pháp đối phó với khủng hoảng, công ty có thể chuẩn bị và thích ứng tốt với những tình huống đột ngột và bất lợi.

Tham khảo:   Sa sút vốn (Capital Decay) là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tiễn

Các loại khủng hoảng

Khủng hoảng có thể xảy ra do các tác nhân bên ngoài; ví dụ như thảm họa tự nhiên, tin tặc đánh cắp dữ liệu hoặc đối thủ kinh doanh loan truyền tin giả để hạ thấp uy tín của công ty.

Các cuộc khủng hoảng cũng có thể phát sinh từ chính nội bộ tổ chức; ví dụ như khi nhân viên hút thuốc có hóa chất độc hại trong phòng làm việc, mở hoặc tải xuống các tệp bị nhiễm virus trên máy tính trong văn phòng, chăm sóc khách hàng kém và bị phản ánh trên mạng; hoặc bộ phận kế toán làm giả sổ sách. 

Khủng hoảng từ nội bộ có thể được quản lí, giảm thiểu hoặc phòng tránh nếu một công ty áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về đạo đức, qui tắc và qui định đối với nhân viên.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo