22. Quản trị kinh doanh

PR nội bộ (Internal Public Relations) là gì? Vai trò của PR nội bộ

Hình minh họa

PR nội bộ (Internal Public Relations)

Định nghĩa

PR nội bộ trong tiếng Anh gọi là Internal Public Relations. PR nội bộ hay quan hệ công chúng nội bộ là chức năng quản của một tổ chức, nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ tổ chức; trên cơ sở đó hoàn thành tốt nhất mục tiêu và đảm bảo sự thành công của tổ chức.

Các nhiệm vụ của PR nội bộ

– Xây dựng mục tiêu cuả PR nội bộ

– Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình PR nội bộ

– Tổ chức thực hiện và kiểm tra

Chú ý: Khi xây dựng mục tiêu của PR nội bộ phải đảm bảo đúng theo công thức SMART

(1) Specific: rõ ràng, cụ thể

(2) Measurable: có thể đo lường được

(3) Achievable: có thể đạt được

(4) Realizable: có tính thực tế

(5) Timetable: thời gian cụ thể

Các bước xây dựng kế hoạch PR nội bộ

– Xác định nội dung các công việc cần phải tiến hành

– Phương thức thực hiện từng công việc

– Thời gian tiến hành từng công việc

– Phân cấp quản lí và người chịu trách nhiệm các công việc

– Kinh phí cần thiết cho các hoạt động

Vai trò của PR nội bộ

Đối với chiến lược PR chung

– Giúp cho tất cả các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp hiểu được sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức mình. Từ đó mỗi người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của tổ chức.

Tham khảo:   Lương tâm doanh nghiệp (Corporate Conscience) là gì?

– Xây dựng được mối quan hệ tình cảm thân thiện và tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó tạo ra động lực cho các thành viên cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung.

– Là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp thu hút và giữ gìn nhân tài, tạo ra nguồn nội lực quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững.

– Xây dựng được nền nếp quản trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở nhân văn, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tạo ra những giá trị văn hóa truyền thống. 

Trên cơ sở đó, mọi thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ tự giác và dốc lòng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm công chúng bên ngoài, góp phần thực hiện chiến lược PR của cả tổ chức.

Đối với việc xây dựng thương hiệu

– Những yếu tố xây dựng thương hiệu: sản phẩm, dịch vụ, hệ thống phân phối, con người, truyền thông, văn hóa…

– Trong các yếu tố xây dựng và bảo vệ thương hiệu điểm nhấn quan trọng nhất là con người với ba yếu tố căn bản: thái độ, kĩ năng và năng lực. Thái độ của con người, ý thức và trách nhiệm của họ được hình thành và phát triển tùy thuộc vào hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng nội bộ mang lại.

Tham khảo:   Can thiệp vào công đoàn là gì? Các hình thức can thiệp vào công đoàn

– Mặt khác, quan hệ nội bộ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận đánh giá uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp trong con mắt của công chúng bên ngoài tổ chức đó.

Đối với việc xây dựng văn hóa tổ chức

– Xây dựng văn hóa của một tổ chức, doanh nghiệp là quá trình xây dựng và giữ gìn những giá trị truyền thống. Điều đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng nhận thức và hành vi ứng xử của các thành viên trong tổ chức và doanh nghiệp.

– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bao gồm hai mặt: văn hóa bên trong và văn hóa bên ngoài. Văn hóa bên trong chính là xây dựng các giá trị trong quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp.

– Thông qua PR nội bộ, doanh nghiệp hình thành nên sự thống nhất về mục tiêu, tạo ra động lực bên trong, cùng xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quan hệ công chúng, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo