22. Quản trị kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là gì? Các yếu tố cần thiết

Hình minh họa. Nguồn: Score.org

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan)

Khái niệm

Kế hoạch kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Plan.

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết cách thức một doanh nghiệp, thường là một doanh nghiệp mới, làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình. Một kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra một kế hoạch bằng văn bản từ quan điểm tiếp thị, tài chính đến cách thức hoạt động.

Kế hoạch kinh doanh rất quan trọng trong việc cho phép một công ty đặt ra các mục tiêu và thu hút đầu tư. Chúng cũng là một cách để các công ty phát triển đúng hướng.

Mặc dù kế hoạch kinh doanh đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp mới, thế nhưng không chỉ các doanh nghiệp non trẻ mới cần kế hoạch kinh doanh, mà mọi doanh nghiệp nói chung đều nên có. Nhất là khi một công ty đang chuẩn bị xem xét lại kế hoạch định kì để xem liệu các mục tiêu đã được đáp ứng hay đã thay đổi và phát triển. 

Đôi khi, một kế hoạch kinh doanh mới được chuẩn bị cho một doanh nghiệp đã thành lập, sẽ khiến nó chuyển sang một hướng mới.

Hiểu về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ cơ bản mà bất kì doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động. Thông thường, các ngân hàng và các quĩ đầu tư mạo hiểm sẽ coi một kế hoạch kinh doanh khả thi là điều kiện tiên quyết để đầu tư vào một doanh nghiệp. 

Mặc dù công ty có thể hoạt động mà không có kế hoạch kinh doanh, thế nhưng đó không phải là một ý tưởng sáng suốt. Trên thực tế, rất ít công ty có thể tồn tại mà không có kế hoạch kinh doanh. Chắc chắn sẽ có nhiều lợi ích hơn khi lập và bám sát kế hoạch kinh doanh, bao gồm khả năng tư duy thông qua các ý tưởng mà không phải bỏ quá nhiều tiền vào chúng và nhận về thất bại.

Tham khảo:   Sự im lặng của nhân viên (Employee silence) là gì? Hậu quả

Một kế hoạch kinh doanh tốt nên phác thảo tất cả các chi phí và rủi ro của mỗi quyết định mà một công ty đưa ra. Các kế hoạch kinh doanh, ngay cả trong số các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, hiếm khi giống hệt nhau. Nhưng tất cả đều có xu hướng có cùng các yếu tố như là tóm tắt điều hành về doanh nghiệp và mô tả chi tiết về doanh nghiệp, dịch vụ và/hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng nêu ra cách doanh nghiệp dự định đạt được mục tiêu của mình.

Kế hoạch nên bao gồm ít nhất một cái nhìn tổng quan về ngành mà doanh nghiệp nằm trong đó và làm thế nào để phân biệt chính nó với các đối thủ tiềm năng.

Các yếu tố của một kế hoạch kinh doanh

Như đã đề cập ở trên, không có hai kế hoạch kinh doanh giống nhau. Nhưng tất cả chúng đều có cùng các yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến và quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh.

Tóm tắt điều hành: Phần này phác thảo về công ty và bao gồm những tuyên bố sứ mệnh cùng với bất kì thông tin nào về lãnh đạo, nhân viên, hoạt động và địa điểm của công ty.

Sản phẩm và dịch vụ: Tại đây, công ty có thể phác thảo các sản phẩm và dịch vụ sẽ cung cấp và cũng có thể bao gồm giá cả, tuổi thọ sản phẩm và lợi ích cho khách hàng. Các yếu tố khác có thể nằm trong phần này bao gồm sản phẩm và qui trình sản xuất, bất kì bằng sáng chế nào mà công ty có thể có, cũng như công nghệ độc quyền. Bất kì thông tin nào về nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng có thể được đưa vào đây.

Phân tích thị trường: Một công ty cần một nghiên cứu tốt về ngành cũng như thị trường mục tiêu của nó. Nó sẽ phác thảo sự cạnh tranh và các yếu tố trong ngành, cùng với điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Tham khảo:   Đóng góp hưu trí (Retirement Contribution) là gì?

Chiến lược tiếp thị: Phần này mô tả cách công ty sẽ thu hút và giữ gìn cơ sở khách hàng của mình và cách nó dự định tiếp cận người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là cần phải phác thảo rõ ràng một kênh phân phối.

Lập kế hoạch tài chính: Để thu hút những người tham gia đọc kế hoạch kinh doanh, công ty nên đưa vào mọi kế hoạch tài chính và/hoặc các đề án. Báo cáo tài chính, bảng cân đối và thông tin tài chính khác có thể bổ sung đối với các doanh nghiệp đã thành lập. Các doanh nghiệp mới có thể đưa vào các mục tiêu trong vài năm đầu tiên của doanh nghiệp và bất kì nhà đầu tư tiềm năng nào.

Ngân sách: Bất kì một công ty tốt nào cũng cần phải có ngân sách. Điều này bao gồm các chi phí liên quan đến nhân sự, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bất kì chi phí nào khác liên quan đến doanh nghiệp.

Các loại kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh giúp các công ty xác định mục tiêu của họ và đi đúng hướng. Chúng có thể giúp các công ty bắt đầu và tự quản lí, và để giúp công ty phát triển sau khi hoạt động. Họ cũng hoạt động như một phương tiện để thu hút mọi người hợp tác và đầu tư vào doanh nghiệp.

Mặc dù không có kế hoạch kinh doanh đúng hay sai, nhưng nó có thể rơi vào hai loại khác nhau, đó là khởi nghiệp truyền thống hoặc khởi nghiệp tinh gọn. Theo các chuyên gia, kế hoạch kinh doanh truyền thống là phổ biến nhất. Chúng là tiêu chuẩn, với nhiều chi tiết hơn trong mỗi phần. Những chúng có xu hướng dài hơn nhiều và đòi hỏi nhiều công việc hơn.

Mặt khác, các kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp tinh gọn sử dụng một cấu trúc tiêu chuẩn mặc dù chúng không phổ biến trong giới kinh doanh. Các kế hoạch kinh doanh này ngắn gọn, với chỉ khoảng một trang giấy, và có rất ít chi tiết. Nếu một công ty sử dụng loại kế hoạch này, họ sẽ mong đợi cung cấp chi tiết hơn nếu nhà đầu tư hoặc người cho vay yêu cầu. (Theo Investopedia, Business Plan)

Tham khảo:   Kinh tế tri thức (Knowledge Economy) là gì? Lịch sử phát triển

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo