22. Quản trị kinh doanh

Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác (Intuitive decision-making) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: emotivebrand)

Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác trong quyết định quản lí

Khái niệm

Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác trong tiếng Anh được gọi là Intuitive decision-making.

Trong nhiều tình huống các phương pháp khác không giúp người ra quyết định đưa ra được quyết định tin cậy. Trong những tình huống như vậy, người ra quyết định có thể dựa vào trực giác để ra quyết định. 

Phương pháp ra quyết định dựa vào trực giác là phương pháp dựa vào tâm thức để đánh giá tình huống và đưa ra kết luận mà không cần sự can thiệp của thông tin hay phân tích thực tế.

Các nhà điều hành còn dùng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ trực giác như “óc phán đoán nghề nghiệp”, “bản năng”, và “linh cảm”, khi đề cập phương pháp ra quyết định theo phương pháp trực giác.

Căn cứ ra quyết định

Hệ thống mục đích và mục tiêu của hệ thống kinh tế – xã hội

Trong mỗi hệ thống kinh tế xã hội, các quyết định quản lí được đưa ra ở các cấp và bộ phận khác nhau. Mục tiêu của mỗi cấp mỗi bộ phận là cơ sở để đưa ra các quyết định thuộc quyền hạn của cấp và bộ phận mình.

Tham khảo:   Hệ thống bảo đảm có sự tham gia (Participatory Guarantee System - PGS) là gì?

Các quyết định quản lí được đưa ra ở cấp dưới nhằm thực hiện mục tiêu của cấp mình và góp phần thực hiện mục tiêu của cấp trên. Cấp trên không cho phép cấp dưới đưa ra những quyết định mâu thuẫn với quyết định của cấp trên.

Hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội

Các quyết định quản lí phải phù hợp với pháp luật hiện hành, bởi vậy khi lựa chọn các phương án quyết định, phương án nào trái với pháp luật phải loại trừ.

Hiệu quả của quyết định

Cơ sở quan trọng để ra quyết định quản lí là hiệu quả mà quyết định đó mang lại khi thực hiện. Một cách tổng quát hiệu quả của quyết định là lợi ích mang lại cho hệ thống khi thực hiện quyết định. Phương án quyết định là phương án có lợi ích lớn nhất trong điều kiện có thể.

Nguồn lực để thực hiện quyết định

Nguồn lực để thực hiện quyết định bao gồm nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Khi ra quyết định không thể không tính đến các nguồn lực này, nếu không quyết định khó có thể đảm bảo tính khả thi.

Tham khảo:   Tính không thể dự trữ (Perishability) là gì?

Môi trường quyết định 

Môi trường quyết định được hiểu là môi trường trong đó quyết định sẽ được thực thi, bao gồm cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, môi trường trong nước và quốc tế.

Môi trường luôn thay đổi với nhịp độ ngày càng nhanh nên khi ra quyết định cần dự báo và phân tích môi trường một cách khoa học. Kết quả dự báo môi trường là căn cứ không thể thiếu được khi đưa ra các quyết định quản lí.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo