22. Quản trị kinh doanh

Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới (Network form) là gì? Ưu và nhược điểm

Cơ cấu tổ chức dự án mạng lƣới sản xuất xe đạp địa hình

Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới

Khái niệm

Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới hay còn gọi là cơ cấu ảo trong tiếng Anh được gọi là Network form.

Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới là cấu trúc hoạt động theo hướng thu hẹp qui mô, tập trung vào lĩnh vực chính dựa trên năng lực cốt lõi và kiểm soát chặt chẽ chi phí. 

Các công ty kết hợp với nhau để cùng nhau tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp ra thị trường và hình thành nên cơ cấu gọi là cơ cấu mạng liên kết các công ty. 

Trong cấu trúc liên kết thường có một số tổ chức vệ tinh kết hợp xung quanh một công ty đầu mối. Công ty đầu mối sẽ điều phối quá trình của cả mạng liên kết và cung cấp một hoặc hai năng lực cốt lõi, ví dụ marketing hoặc phát triển sản phẩm.

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức mạng lưới

1. Cắt giảm chi phí – các công ty có thể mua các đầu vào cần thiết với giá rất cạnh tranh. Hơn nữa chi phí quản được tiết giảm tối đa do các công ty không cần phải duy trì bộ máy quản quá lớn

2. Huy động được các chuyên gia giỏi – các chuyên gia giỏi có thể đựơc huy động cho dự án. 

Tham khảo:   Lí thuyết quản trị hành vi (Behavioral Management Theory) là gì?

Thay vì phải tự phát triển mọi thứ thì các công ty chỉ tập trung vào phát triển những linh kiện dựa trên năng lực cốt lõi và thuê các công ty bên ngoài có bí quyết chuyên sâu thực hiện từng phần việc phù hợp của dự án.

3. Linh hoạt trong việc thực hiện dự án – Các công ty sẽ không còn bị giới hạn trong phạm vi nguồn lực của mình nữa mà có thể theo đuổi nhiều loại dự án khác nhau nhờ kết hợp với các đối tác có năng lực khác. 

Các doanh nghiệp nhỏ có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường bên ngoài nhờ liên kết với các đối tác nước ngoài.

Hạn chế của cơ cấu tổ chức mạng lưới

1. Sự hợp tác có thể bị phá vỡ – Sự kết hợp các chuyên gia đến từ các tổ chức khác nhau có thể chứa đựng nhiều thách thức lớn, đặc biệt là công việc đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chế và cùng nhau tiến hành những điều chỉnh trong quá trình thực hiện. 

Hình thức tổ chức dự án này phát huy tác dụng tốt trong những trường hợp mà mỗi bên tham gia, ví dụ như trong ngành xây dựng, chịu trách nhiệm cung cấp các đầu ra độc lập và được xác định cụ thể.

2. Dễ mất kiểm soát – Dự án dễ mất khả năng kiểm soát do các thành viên đến từ các công ty khác nhau cho nên không có quyền lực chi phối trực tiếp đến các thành viên tham dự. 

Tham khảo:   Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục (Business Continuity Planning - BCP) là gì?

Các thành viên dự án trao đổi và thảo luận công việc với nhau chủ yếu qua điện thoại hoặc mạng internet do họ làm việc ở các vị trí địa khác nhau. 

Về mặt dài hạn sự tồn tại của các công ty tham dự phụ thuộc vào kết quả công việc tuy nhiên một dự án cụ thể vẫn có thể thất bại khi có một đối tác vì do gì đấy không thực hiện tốt được phần việc của mình.

3. Dễ xảy ra mâu thuẫn – do các thành viên tham gia dự án đến từ các công ty khác nhau có sự khác biệt về văn hoá, giá trị, mức độ ưu tiên nên dễ xảy ra bất đồng quan điểm.

Duy trì sự tin cậy lẫn nhau và cùng làm việc trên tinh thần xây dựng là yếu tố cốt lõi để hợp tác thành công.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị dự án, TS. Nguyễn Quốc Duy, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo