23. Chứng khoán

Lợi tức thực nhận (Realized Yield) là gì? Lợi tức thực nhận từ các công cụ đầu tư

Ảnh minh họa: ETF Trends

Lợi tức thực nhận

Khái niệm

Lợi tức thực nhận trong tiếng Anh là Realized Yield. 

Lợi tức thực nhận là lợi nhuận thực tế kiếm được trong thời gian nắm giữ cho một khoản đầu tư, có thể bao gồm cổ tức, thanh toán lãi và phân phối tiền mặt khác. Thuật ngữ trên có thể được áp dụng cho một trái phiếu được bán trước ngày đáo hạn hoặc sự bảo đảm trả bằng cổ tức. Nói chung, lợi tức thực nhận của trái phiếu bao gồm các khoản thanh toán lãi trong thời gian nắm giữ, cộng hoặc trừ đi sự thay đổi giá trị của khoản đầu tư ban đầu, được tính trên cơ sở số liệu hàng năm.

Trong hầu hết các trường hợp, lợi tức thực nhận của các khoản đầu tư có ngày đáo hạn có thể khác so với lợi suất danh nghĩa đến thời gian đáo hạn. Trường hợp ngoại lệ xảy ra khi một trái phiếu được mua và bán theo mệnh giá. Ví dụ, một trái phiếu có lãi suất coupon 5% được mua và bán theo mệnh giá mang lại lợi tức thực nhận là 5% cho thời gian nắm giữ. Trái phiếu tương tự được mua lại theo mệnh giá khi đáo hạn mang lại lợi tức là 5%. Trong tất cả các trường hợp khác, lợi tức thực nhận được tính dựa trên các khoản thanh toán nhận được và sự thay đổi giá trị của tiền gốc so với số tiền đầu tư.

Tham khảo:   Mô hình nến Stalled Pattern là gì? Sự hình thành Mô hình nến Stalled Pattern

Lợi tức thực nhận từ Trái phiếu

Lợi tức thực nhận là tổng lợi nhuận khi trái phiếu được bán trước khi đáo hạn. Ví dụ, một trái phiếu có thời gian đáo hạn trong ba năm với lãi suất coupon 3% được mua với mệnh giá 1.000 đô la có lợi tức khi đáo hạn là 3%. Nếu trái phiếu được bán đúng một năm sau khi mua ở mức $960, thì khoản lỗ so với gốc là 4%. Khoản thanh toán lãi suất coupon 3% mang lại lợi tức thực nhận ở mức -1%. Nếu một trái phiếu tương tự được bán một năm sau đó ở mức $1,020 để kiếm được 2% lãi so với tiền gốc, thì lợi tức thực nhận tăng lên 5% nhờ khoản thanh toán lãi suất coupon 3%.

Lợi tức thực nhận từ Chứng chỉ tiền gửi được rút sớm

Những nhà đầu tư có chứng chỉ tiền gửi nếu rút tiền trước ngày đáo hạn thường sẽ bị tính phí phạt. Đối với chứng chỉ tiền gửi thời hạn hai năm, khoản phí phạt cho việc rút tiền sớm có thể là sáu tháng tiền lãi. Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư rút tiền từ chứng chỉ tiền gửi 2 năm được trả lãi 1% sau một năm tích lũy, tương đương với $1.000 tiền lãi. Hình phạt sáu tháng tương đương với 500 đô la. Sau khi trả tiền phạt, nhà đầu tư kiếm được 500 đô la trong một năm với lợi tức thực nhận là 0,5%.

Tham khảo:   Khớp lệnh định kì (Call auction) và Khớp lệnh liên tục (Continuous auction) là gì?

Lợi tức thực nhận từ Quĩ thu nhập cố định

Việc tính toán lợi tức thực nhận cũng được áp dụng cho các quĩ hoán đổi danh mục (ETF) và các công cụ đầu tư khác không có ngày đáo hạn. Ví dụ, một nhà đầu tư nắm giữ quĩ ETF trả lãi 4% trong đúng hai năm và bán với mức lãi 2%. Khoản lãi gốc được khấu hao trong thời gian nắm giữ hai năm ở mức tăng 1% mỗi năm, đưa lợi tức thực nhận lên tới 5% mỗi năm.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo