23. Chứng khoán

Hiệu ứng ngược vị thế (Disposition Effect) là gì?

Hình minh họa

Hiệu ứng ngược vị thế (Disposition Effect)

Định nghĩa

Hiệu ứng ngược vị thế trong tiếng Anh là Disposition EffectHiệu ứng ngược vị thế đề cập đến cách các nhà đầu tư xử lí các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trên các tài sản tài chính.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng nhận ra lợi nhuận nhanh hơn thua lỗ. Các nhà đầu tư có xu hướng giữ chặt những kẻ thua cuộc (cổ phiếu thua lỗ) nhưng lại bán đi kẻ thắng cuộc (cổ phiếu lời).

Hiểu theo cách đơn giản, hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng bán cổ phiếu lời và nắm giữ cổ phiếu thua lỗ.

Tại sao gọi là hiệu ứng ngược vị thế?

– Các nhà nghiên cứu đã nhận ra xu hướng các nhà đầu tư bán các chứng khoán có thành quả tốt quá sớm trong khi nắm giữ các chứng khoán thua lỗ quá lâu. Hành vi này chắc hẳn bạn đã thấy trong cuộc sống thực tại.

– Có bao giờ bạn nghe ai đó bày tỏ cảm nhận của họ như là “Chứng khoán này đã thật sự ngừng tăng giá vì vậy tốt hơn tôi nên bán nó đi và thực hiện lợi nhuận”? Hay bạn có thể tưởng tượng chính mình đang nghĩ rằng “Tôi đã mất quá nhiều tiền vào chứng khoán này, nhưng tôi không thể bán nó bây giờ vì nó phải tăng giá trong vài ngày tới”?

Tham khảo:   Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk) là gì?

Bằng chứng thực nghiệm

Chúng ta bắt đầu với những bằng chứng thực nghiệm gần đây cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng ngược vị thế.

Ví dụ, Terrance Odean đã sử dụng bộ dữ liệu bao gồm các ghi chép giao dịch của 10.000 tài khoản giao dịch chứng khoán với gần 100.000 giao dịch trong suốt giai đoạn 1987-1993, nghiên cứu tỉ mỉ xu hướng các nhà đầu tư cá thể bán ra các chứng khoán lời và nắm giữ các chứng khoán lỗ, chúng ta cần một điểm tham chiếu.

Phù hợp với lí thuyết triển vọng, Odean đã sử dụng giá mua của mỗi chứng khoán (hay giá mua trung bình trong trường hợp nhiều giao dịch).

Một vấn đề xuất hiện đó là trong thị trường có xu hướng tăng giá sẽ có nhiều chứng khoán lời, cho nên điều hiển nhiên là sẽ có chứng khoán lời được bán hơn các chứng khoán lỗ.

Odean đã xử lí vấn đề này bằng cách tập trung vào tần suất bán chứng khoán lời/lỗ so với các cơ hội bán các chứng khoán lời/lỗ.

Cụ thể là, ông đã tính tỉ lệ lợi nhuận thực hiện (PGR – proportion of gains realized) như sau:

PGR = Lợi nhuận đã thực hiện / (Lợi nhuận đã thực hiện + Lợi nhuận chưa thực hiện)

Ví dụ, khi ghi nhận bán một chứng khoán lời, bạn so sánh nó với tất cả các chứng khoán lời có thể bán. Lợi nhuận chưa thực hiện bao gồm bất kì lợi nhuận nào có thể thực hiện được.

Tham khảo:   Chiến lược thang trái phiếu (Bond Laddering) là gì? Đặc điểm và lợi ích sử dụng

Tương tự, tỉ lệ lỗ thực hiện (PRL – proportion of losses realized) được tính như sau:

PLG = Khoản lỗ đã thực hiện/(Khoản lỗ đã thực hiện + Khoản lỗ chưa thực hiện)

Để phân tích xu hướng các nhà đầu tư bán các chứng khoán lời và nắm giữ các chứng khoán lỗ, Odean đã kiểm tra giả thiết PGL vượt quá PLR.

Bảng 10.1 bao gồm tổng các tài khoản của các nhà đầu tư, rõ ràng có một xu hướng bán các chứng khoán lời nhiều hơn các chứng khoán thua lỗ trong cả năm (PGR > PLR).

Nguồn: Tài chính hành vi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

(Tài liệu tham khảo: Tài chính hành vi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Breakingdown Finance)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo