23. Chứng khoán

MSCI là gì? Đặc điểm và các chỉ số của MSCI

(Ảnh minh họa: caixin global)

MSCI 

Khái niệm

MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International, là một công ty nghiên cứu đầu tư cung cấp các chỉ số chứng khoán, rủi ro danh mục đầu tư và phân tích hiệu suất và các công cụ quản trị cho các nhà đầu tư tổ chức và các quĩ phòng hộ.

MSCI được biết đến nhiều nhất với các chỉ số tiêu chuẩn của nó, như chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và chỉ số thị trường cận biên của MSCI.

Công ty tiếp tục tung ra các chỉ số mới mỗi năm.

Đặc điểm của MSCI

Công ty Morgan Stanley Capital International đã giới thiệu ra thị trường một số chỉ số chứng khoán để phản ánh thị trường quốc tế. Cộng với việc mua lại Barra – một công ty phân tích danh mục đầu tư và quản lí rủi ro đã tạo ra một công ty mới là MSCI Barra, và bắt đầu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York theo mã chứng khoán MSCI.

Công ty đã cung cấp cho khách hàng của mình các công cụ đầu tư, các kết hợp kĩ thuật tài chính, đo lường rủi ro, và phân tích tài chính,… Công ty cũng công bố các chỉ số cho cộng đồng đầu tư.

MSCI có hơn 160.000 chỉ số chứng khoán, tập trung vào các khu vực địa lí và loại cổ phiếu khác nhau như cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ.

Họ theo dõi hiệu suất của các cổ phiếu trong đó và hoạt động như các quĩ giao dịch trao đổi ETF.

Tham khảo:   Rủi ro đối tác (Counterparty Risk) của đối tác trung tâm là gì? Các loại rủi ro đối tác

Tính đến ngày 30/6/, đã có 12,3 nghìn tỉ USD tài sản thuộc quyền quản lí được điểm chuẩn theo các chỉ số của công ty. Các chỉ số hàng đầu của MSCI là:

– Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI: ra mắt năm 1988, chỉ số này liệt kê các thành phần từ 24 nền kinh tế mới nổi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Nam Phi, Nga và Mexico.

– Chỉ số thị trường cận biên của MSCI: được sử dụng làm chuẩn mực để đo lường hiệu suất của thị trường tài chính ở các quốc gia được chọn từ châu Á, chỉ số này tập trung vào 28 thị trường từ Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ và châu Âu như Kuwait, Việt Nam, Morocco, Lebanon, Kenya và Bahrain.

– Chỉ số ACWI của MSCI: đây là chỉ số vốn chủ sở hữu toàn cầu hàng đầu của công ty, theo dõi hiệu suất của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đến lớn từ 23 thị trường phát triển và 26 thị trường mới nổi, với hơn 3.000 cổ phiếu được đại diện.

– Chỉ số EAFE của MSCI: chỉ số EAFE liệt kê 918 cổ phiếu từ 21 quốc gia có thị trường phát triển, ngoại trừ Canada và Mỹ.

Các lưu ý đối với MSCI

Các chỉ số của MSCI là các chỉ số có giá trị vốn hóa thị trường, có nghĩa là các cổ phiếu tính theo tỉ lệ vốn hóa thị trường của họ được tính bằng giá cổ phiếu nhân với tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tham khảo:   Chiến lược dàn trải hình cánh bướm (Butterfly Spread) là gì? Phân loại

Các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất có tỉ trọng cao nhất trên chỉ số. Điều này phản ánh thực tế rằng các công ty vốn hóa lớn có tác động lớn hơn đến một nền kinh tế so với các công ty có vốn hóa trung bình hoặc nhỏ.

Một sự thay đổi phần trăm về giá của các cổ phiếu vốn hóa lớn trong chỉ số MSCI sẽ dẫn đến sự dịch chuyển lớn hơn trong chỉ số so với sự thay đổi giá của một công ty vốn hóa nhỏ.

Các chỉ số của MSCI được xem xét hàng quí và cân bằng lại hai lần một năm.

Các cổ phiếu được thêm hoặc xóa đi khỏi một chỉ số bởi các nhà phân tích trong MSCI, để đảm bảo rằng chỉ số đó vẫn hoạt động chuẩn mực của nguồn vốn hiệu quả cho thị trường mà nó đại diện.

Khi một chỉ số MSCI được cân bằng lại, các quĩ ETF và quĩ tương hỗ cũng phải điều chỉnh việc nắm giữ quĩ của mình vì chúng được tạo ra để phản ánh hiệu suất của các chỉ số.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo