23. Chứng khoán

Mô hình ba yếu tố Fama và French (Fama and French Three Factor Model) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: John Loeber.

Mô hình ba yếu tố Fama và French

Khái niệm

Mô hình ba yếu tố Fama và French trong tiếng Anh là Fama and French Three Factor Model.

Mô hình ba yếu tố Fama và French (gọi tắt là Mô hình Fama và French) là mô hình định giá tài sản được phát triển vào năm 1992, mở rộng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) bằng cách thêm các yếu tố rủi ro kích thước và rủi ro giá trị vào yếu tố rủi ro thị trường trong mô hình CAPM. 

Mô hình này xem xét khía cạnh thực tế rằng cổ phiếu giá trị và cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường xuyên có lợi nhuận vượt trội so với thị trường. Bằng cách bao gồm hai yếu tố bổ sung này, mô hình sẽ điều chỉnh theo xu hướng vượt trội này, khiến nó trở thành một công cụ tốt hơn để đánh giá hiệu suất của người quản lí.

Công thức của Mô hình ba yếu tố Fama và French

Đặc điểm của Mô hình ba yếu tố Fama và French

Người đoạt giải Nobel, ông Dave Fama và nhà nghiên cứu Kenneth French, cựu giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Chicago, đã cố gắng đo lường lợi nhuận thị trường và qua các nghiên cứu, nhận thấy rằng cổ phiếu giá trị có mức tăng trưởng cổ phiếu vượt trội. Tương tự, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có xu hướng vượt trội so với các cổ phiếu vốn hóa lớn. 

Theo đánh giá của mô hình này, hiệu suất của danh mục đầu tư với số lượng lớn cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc giá trị sẽ thấp hơn kết quả CAPM, vì mô hình ba yếu tố điều chỉnh giảm cho hiệu suất cổ phiếu vốn hóa nhỏ và cổ phiếu giá trị.

Mô hình Fama và French có ba yếu tố: qui mô của các công ty, tỉ lệ sổ sách trên thị trường và lợi nhuận vượt mức trên thị trường. Nói cách khác, ba yếu tố được sử dụng là SMB (nhỏ trừ lớn), HML (cao trừ thấp) và lợi nhuận của danh mục đầu tư ít hơn tỉ lệ hoàn vốn phi rủi ro. SMB tính đến trường hợp các công ty giao dịch công chúng có giới hạn thị trường nhỏ tạo ra lợi nhuận cao hơn, trong khi HML tính đến trường hợp các cổ phiếu giá trị với tỉ lệ sổ sách trên thị trường cao tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Có rất nhiều tranh luận về việc xu hướng lợi nhuận vượt trội xảy ra là do tính hiệu quả hay phi hiệu quả của thị trường. Với những người cho rằng do tính hiệu quả của thị trường, lợi nhuận vượt trội thường được giải thích bởi rủi ro vượt mức mà cổ phiếu giá trị và cổ phiếu vốn hóa nhỏ phải đối mặt do chi phí vốn cao hơn và rủi ro kinh doanh lớn hơn. 

Với những người cho rằng do tính phi hiệu quả của thị trường, sự vượt trội được giải thích như sau: những người tham gia thị trường định giá không chính xác giá trị của các công ty này, điều này mang lại lợi nhuận vượt mức trong thời gian dài khi giá trị tự điều chỉnh lại. Các nhà đầu tư tin vào Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) có nhiều khả năng đồng ý với phía ủng hộ xu hướng lợi nhuận vượt trội xảy ra là do tính hiệu quả của thị trường.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo