23. Chứng khoán

Sự kiện tạo tính thanh khoản (Liquidity Event) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: www.firstrepublic.com

Sự kiện tạo tính thanh khoản

Khái niệm

Sự kiện tạo tính thanh khoản trong tiếng Anh là Liquidity Event.

Sự kiện tạo tính thanh khoản là các sự kiện như mua lạisáp nhậpchào bán công khai lần đầu ra công chúng hoặc sự kiện khác cho phép người sáng lập và nhà đầu thời đầu của một công ty chuyển một phần hoặc tất cả cổ phần sở hữu của họ thành tiền mặt.

Nội dung

Sự kiện tạo tính thanh khoản được coi là một chiến lược rút lui cho một khoản đầu tư không có tính thanh khoản.

Các nhà sáng lập của một công ty thường hướng tới một sự kiện tạo tính thanh khoản để các công ty đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần hoặc các công ty cổ phần tư nhân đầu tư vốn vào công ty. Các sự kiện thanh khoản phổ biến nhất là phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), được các công ty khác hoặc quĩ đầu tư tư nhân mua lại.

Một sự kiện tạo tính thanh khoản thường liên quan tới các nhà sáng lập và các công ty đầu tư mạo hiểm tìm kiếm cơ hội đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên. Một số ít nhân viên đầu tiên của công ty cũng sẽ gặt hái được thành quả khi công ty họ chào bán công khai hoặc được mua bởi một công ty khác.

Tham khảo:   Tài khoản được quản lí thống nhất (Unified Managed Account - UMA) là gì? Đặc điểm

Trong trường hợp mua lại, những người sáng lập và nhân viên của công ty thường được giữ lại. Họ sẽ được bồi thường thêm bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt khi họ tuân thủ các điều khoản hợp đồng với chủ sở hữu mới của họ.

Thông thường, lịch trình cho việc IPO phụ thuộc vào kế hoạch của công ty. Tuy nhiên, nếu một công ty có hơn 500 nhà đầu tư cá nhân và hơn 10 triệu đô la tài sản, thì theo qui định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) công khai báo cáo tài chính. Điều này được gọi là Quy tắc 500 nhà đầu tư (500 Investor Rule).

Nhiều người tin rằng qui tắc này là một trong những lí do khiến Google (nay là Alphabet Inc.) phải chuyển thành công ty đại chúng, vì công ty sẽ buộc phải tiết lộ dữ liệu tài chính của mình cho SEC.

Ví dụ

Facebook chào bán lần đầu ra công chúng

Mark Zuckerberg, nhóm đồng sáng lập của ông, các công ty đầu tư mạo hiểm và cá nhân trong danh sách cổ đông lớn trong hồ sơ Mẫu S-1 trước IPO của Facebook năm 2012 đã đồng ý về sự kiện tạo thanh khoản của nó.

Tham khảo:   Giá chào bán lại (Re-Offer Price) là gì? Giá chào bán lại cố định

Công ty đã huy động được 16 tỉ đô la trong đợt IPO và bắt đầu ngày đầu tiên với tư cách là một công ty giao dịch công khai với mức thị giá 104 tỉ đô la. Zuckerberg, người sở hữu 28,2% Facebook vào thời điểm đó có giá trị tài sản ròng xấp xỉ 29,3 tỉ đô la.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo