23. Chứng khoán

Lệnh giới hạn (Limit order – LO) là gì? Hiệu lực và tính pháp lí của lệnh

Hình minh họa (Nguồn: Storyblocks)

Lệnh giới hạn (Limit order – LO)

Lệnh giới hạn – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Limit order, viết tắt là LO.

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.

Đối với lệnh giới hạn mua chứng khoán mức giá chỉ định là mức giá cao nhất hay mức giá trần mà nhà đầu tư có thể chấp nhận thực hiện mua. Đối với lệnh giới hạn bán mức giá chỉ định là mức giá thấp nhất hay mức giá sàn mà nhà đầu tư có thể chấp nhận bán.

Ưu điểm và hạn chế 

Đối với nhà đầu tư sử dụng lệnh giới hạn có ưu điểm giúp cho nhà đầu tư có thể tránh được sự bất lợi về giá trong giao dịch.

Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng lệnh giới hạn là không có sự đảm bảo là lệnh sẽ được thực hiện, nhà đầu tư có thể bị lỡ cơ hội đầu tư, ngay cả trong một số trường hợp lệnh giới hạn của nhà đầu tư đưa ra bằng với giá thực hiện của phiên giao dịch nhưng lệnh có thể vẫn không được thực hiện vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh trong tình thế của phiên giao dịch đó. (Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính)

Tham khảo:   Quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) là gì? Nội dung về quỹ khẩn cấp

Hiệu lực của lệnh 

Đi liền với lệnh giao dịch chính, khách hàng còn bổ sung thêm chỉ thị của mình. Về thời hạn hiệu lực của lệnh. Để thể hiện hiệu lực của lệnh giao dịch người ta thường sử dụng một số lệnh sau.

Lệnh có giá trị trong ngày (day order)

Những lệnh được coi là có giá trị trong ngày nếu trong lệnh giao dịch không xác định rõ là có giá trị trong bao lâu và những lệnh ghi rõ có giá trị trong ngày.

Lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ hay lệnh mở (open order)

Là lệnh có hiệu lực cho đến khi nó thực hiện hay bị khách hàng hủy bỏ.

Lệnh tất cả hoặc là không (all or none – AON)

Là lệnh yêu cầu toàn bộ lệnh phải được thực hiện trong cùng một giao dịch, không cho phép thực hiện từng phần. Tuy nhiên, lệnh không bắt buộc là phải thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giao dịch của ngày.

Lệnh thực hiện ngay hay hủy bỏ (immediate or cancel – IOC)

Là lệnh yêu cầu phải thực hiện ngay nhưng không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ, có thể là thực hiện một phần. Phần còn lại chưa thực hiện bị hủy bỏ.

Lệnh thực hiện toàn bộ hay hủy bỏ (full or kill – FOK)

Là lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ.

Tham khảo:   Lí thuyết sóng Elliott (Elliott Wave Theory) là gì?

Tính pháp lí của lệnh 

Lệnh giới hạn là chỉ thị của khách hàng cho người môi giới – người đại diện cho khách hàng thực hiện.

Một trong yếu tố để đảm bảo cho lệnh được thực hiện là tính pháp lí của lệnh. Cần phải phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng và người môi giới trong quá trình thực hiện lệnh giao dịch.

Đối với khách hàng 

Khách hàng cần phải xác định đầy đủ các nội dung yêu cầu qui định trong lệnh và tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Sở giao dịch chứng khoán liên quan đến lệnh giao dịch, nếu vi phạm lệnh thì sẽ bị hủy bỏ vì không hợp thức.

Đối với người môi giới 

Phải có trách nhiệm nhập và chuyển lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác. Những sai sót trong quá trình nhập, chuyển lệnh thì người môi giới phải chịu trách nhiệm. (Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo