23. Chứng khoán

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm (Commodity-Backed Bond) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Kiplinger

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm

Khái niệm

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm, tiếng Anh gọi là commodity-backed bond.

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm là dạng trái phiếu mà giá trị của nó có liên quan trực tiếp đến giá của một loại hàng hóa.

Hầu hết các loại trái phiếu đều có một giá trị cố định được xác định khi mua. Giá trị này là sự kết hợp giữa mệnh giá và lãi suất của trái phiếu. Cả hai đều được thiết lập khi trái phiếu phát hành.

Tuy nhiên, giá trị của trái phiếu có hàng hóa bảo đảm thì biến động theo sự tăng giảm của một loại hàng hóa nhất định. Người phát hành trái phiếu là người quyết định mức thay đổi giá trị của trái phiếu trên sự biến động giá của hàng hóa. Một số sẽ tăng giảm mệnh giá theo giá của hàng hóa. Một số khác thì thay đổi lãi suất.

Dạng trái phiếu này thường được phát hành bởi những công ty sản xuất loại hàng hóa đó. Một vài loại hàng hóa mà trái phiếu có thể liên kết gồm có dầu, vàng và than đá. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu có hàng hóa bảo đảm với mục đích đầu cơ khi họ nghĩ rằng giá hàng hóa sẽ tăng.

Tham khảo:   Phân tích trung bình - phương sai (Mean-Variance Analysis) là gì? Ví dụ

Hiểu rõ hơn về trái phiếu có hàng hóa bảo đảm

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm thường là trái phiếu dài hạn với thời hạn ít nhất là năm năm. Trong trường hợp này thì trái phiếu có hàng hóa bảo đảm hay được sử dụng để phòng vệ giá trước lạm phát. Nguyên nhân là vì đa số hàng hóa có giá trị tăng theo thời gian. Và vì là một dạng nợ dài hạn, nên những trái phiếu này là một kênh huy động vốn quan trọng đối với công ty phát hành.

Trái phiếu có hàng hóa bảo đảm thường trả lãi suất coupon thấp hơn những trái phiếu thông thường, vì nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn khi giá trị hàng hóa tăng. Và nó cũng thường kèm theo điều khoản thu hồi, nghĩa là người phát hành có thể mua lại trái phiếu tại một thời điểm trước ngày đáo hạn.

Những đặc điểm này của trái phiếu có hàng hóa đảm bảo giúp bảo vệ người phát hành, tránh phải chi trả những khoảng thanh toán khổng lồ cho các nhà đầu tư trong trường hợp giá hàng hóa tăng mạnh.

Tham khảo:   Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 (Stock Market Crash Of 1929) là gì?

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo