23. Chứng khoán

Giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Youtube

Giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization)

Định nghĩa

Giá trị vốn hóa thị trường trong tiếng Anh là Market capitalization hay Market Cap.

Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo qui mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

Công thức xác định

Giá trị vốn hoá thị trường = Giá thị trường của cổ phiếu x Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

Ví dụ, một công ty có 10 triệu cổ phiếu được bán với giá 100 đô la mỗi cổ phiếu sẽ có mức vốn hóa thị trường là 1 tỉ đô la.

Lưu ý:

– Khi tính giá trị vốn hoá thị trường người ta chỉ tính đến các cổ phiếu phổ thông chứ không tính đến cổ phiếu ưu đãi, vì chỉ có cổ phiếu phổ thông mới đem lại cho người sở hữu quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.

– Không nên nhầm lẫn giữa giá trị vốn hoá thị trường với tổng giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp (equity value), vì trong tổng giá trị vốn cổ phần còn bao gồm các quyền mua cổ phiếu chưa thực hiện, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu…

Giá trị vốn hóa thị trường nói gì với nhà đầu tư?

– Qui mô và tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường là thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một doanh nghiệp niêm yết công khai.

Tham khảo:   Kinh doanh chênh lệch giá tiền tệ (Currency Arbitrage) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

– Tuy vậy giá trị vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp còn có thể tăng giảm do một số nguyên nhân không liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán.

Giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư, vì vậy chỉ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thực sự của doanh nghiệp đó.

– Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của một doanh nghiệp thường nhỏ hơn tổng số cổ phiếu mà nó phát hành, bởi một phần không nhỏ số cổ phiếu này nằm trong tay các thành viên nội bộ của doanh nghiệp (insider), một phần khác thì được doanh nghiệp mua lại trở thành cổ phiếu quĩ (treasury stock).

– Thêm vào đó, một phần không nhỏ số lượng cổ phiếu lưu hành ít ỏi này lại do các tổ chức đầu tư nắm giữ lâu dài và ít khi đem ra giao dịch. Kết quả là chỉ có một tỉ lệ nhỏ cổ phiếu thực sự được đem ra mua bán trong ngày.

Tham khảo:   Sàn giao dịch chứng khoán Úc (Australian Securities Exchange - ASX) là gì? Đặc điểm

– Việc một lượng lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của một doanh nghiệp đột nhiên xuất hiện trên thị trường, khi doanh nghiệp và các thành viên nội bộ bán cổ phiếu của mình ra, có thể làm giá cổ phiếu đó tụt dốc ngay lập tức.

Phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hoá thị trường

Chưa có một chuẩn mực nào cho việc phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hoá thị trường nhưng ở mức độ tương đối có thể phân ra thành 6 nhóm sau:

– Công ty có vốn hóa siêu lớn (Mega Cap): trên 200 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa lớn (Big/Large Cap): 10 đến 200 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa trung bình (Mid Cap): 2 đến 10 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa nhỏ (Small Cap): 300 triệu đến 2 tỉ USD

– Công ty có vốn hóa rất nhỏ (Micro Cap): 50 triệu đến 300 triệu USD

– Công ty có vốn hóa siêu nhỏ (Nano Cap) : dưới 50 triệu USD

(Tài liệu tham khảo: Giá trị vốn hoá thị trường – Market capitalization – Stockbiz; Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo