24. Kinh doanh thương mại

Mua bán thông thường (Normal Trade) trong ngoại thương là gì?

Mua bán thông thường

Khái niệm

Mua bán thông thường trong tiếng Anh là normal trade

Mua bán thông thường là phương thức mua bán thường thấy nhất, phổ biến nhất trên cơ sở quan hệ tiền và hàng trong ngoại thương. Trên cơ sở quan hệ đó, vị trí của các chủ thể tham gia được tách bạch rõ ràng giữa một bên là người dùng tiền để mua và một bên là người dùng tiền để bán, gọi là người Mua và người Bán.

Quan hệ này sẽ do qui luật cung cầu, qui luật giá trị và các qui luật kinh tế chi phối theo phương thức “thuận mua, vừa bán”. Phương thức này chiếm tỉ lệ giao dịch khá cao và thường được các công ty lựa chọn trong quan hệ giao dịch mua bán trong ngoại thương. 

Tại sao lại gọi là mua bán thông thường?

Các giao dịch của quan hệ mua bán trong ngoại thương thường diễn ra trên phạm vi rộng giữa các đối tác và thị trường ở các quốc gia khác nhau. Các đối tác giao dịch mua bán ở các quốc gia và thị trường đều dựa trên quan hệ trao đổi giữa tiền và hàng.

Các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Việc mua bán trao đổi sòng phẳng giữa tiền và hàng như vậy tạo ra phương thức mua bán rất phổ biến và dần dần trở thành thông dụng. 

Các doanh nghiệp tham gia trao đổi mua bán hàng hóa có nhiều hình thức giao dịch khác nhau sẽ có nhiều loại rủi ro đặc thù theo từng phương thức giao dịch. Phương thức mua bán này diễn ra ở mọi nơi, mọi quốc gia và khu vực nên dễ thấy nhất, bên cạnh đó phương thức này cũng được sử dụng nhiều nhất nên nó rất phổ biến. 

Tham khảo:   Hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods - FMCG) là gì? Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh

Chính vì những lí do như vậy, phương thức giao dịch này được gọi là những phương thức giao dịch mua bán thông thường trong ngoại thương.

Đặc điểm của giao dịch mua bán thông thường

Trong ngoại thương, các chủ thể tham gia quan hệ mua bán có quốc tịch khác nhau sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế – văn hóa kinh doanh. Vì vậy, đặc điểm giao dịch mua bán trong ngoại thương được xem xét ở các khía cạnh:

Chủ thể tham gia giao dịch mua bán: các chủ thể tham gia giao dịch mua bán trong ngoại thương là các chủ thể ở quốc gia khác nhau nên có quốc tịch, nền văn hóa, các giá trị về tín ngưỡng và tập quán khác nhau trong kinh doanh. Do đó, các chủ thể tham gia giao dịch mua bán ở nền văn hóa khác với văn hóa của mình sẽ phải có hiểu biết nhất định về chủ thể của quốc gia đối tác như tính pháp lí, uy tín và tầm cỡ của đối tác nước ngoài đó.

Tiền tệ trong giao dịch mua bán: đồng tiền tính toán và thanh toán trong quan hệ tiền và hàng là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên. Khi chủ thể tham gia giao dịch mua bán sử dụng những đồng tiền của quốc gia họ thì đồng tiền đó vẫn là ngoại tệ đối với bên kia và ngược lại. 

Tham khảo:   Kinh doanh vận tải biển (Sea Transportation Business) là gì?

Lúc này, tiền tệ của các quốc gia trong giao dịch mua bán ngoại thương đã trở thành tiền tệ quốc tế. Do đó, đặc điểm của giao dịch mua bán ngoại thương là sử dụng ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên. 

Hàng hóa: Đối tượng của hoạt động mua bán thường được luân chuyển qua biên giới, đặc điểm này chiếm tỉ trọng lớn trong giao dịch mua bán ngoại thương. Hàng hóa được đổi với tiền tệ và luồng hàng sẽ ngược lại với luồng tiền. 

Luồng tiền được luân chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và luồng hàng luân chuyển ngược lại. Khi tiền tệ đã trở thành đồng tiền quốc tế thì hàng hóa cũng đã trở thành hàng hóa quốc tế. Chính vì vậy, đặc điểm này chỉ được coi là dấu hiệu để xác định giao dịch mua bán ngoại thương. 

Các loại giao dịch mua bán thông thường

– Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp

– Giao dịch mua bán thông thường gián tiếp

(Theo Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo