24. Kinh doanh thương mại

Thông tin hải quan (Customs information) là gì? Quyền và trách nhiệm của các bên

Hình minh họa (Nguồn: file.qdnd.vn)

Thông tin hải quan (Customs information)

Khái niệm

Thông tin hải quan trong tiếng Anh là Customs information.

Thông tin hải quan (Customs information) là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.

Mục đích sử dụng thông tin hải quan

Thông tin hải quan được thu thập, lưu trữ, quản lí, sử dụng để phục vụ thực hiện thủ tục hải quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng quản lí rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; kiểm tra sau thông quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.

Các hệ thống thông tin hải quan

Theo Điều 94 Luật Hải quan 2014, hệ thống thông tin hải quan bao gồm: Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin; và hạ tầng kĩ thuật về hệ thống thông tin.

– Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan bao gồm: Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan.

– Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lí tập trung, thống nhất. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lí và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kĩ thuật của hệ thống thông tin hải quan trên cơ sở cập nhật, tích hợp thông tin, dữ liệu toàn ngành hải quan; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan, của Hải quan các nước và tổ chức quốc tế theo qui định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tham khảo:   Hiệp định TFA (Trade Facilitation Agreement) là gì?

Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin, ngăn ngừa hành vi truy cập trái phép vào hệ thống thông tin hải quan.

Nguồn thu thập thông tin hải quan, quyền và trách nhiệm của các bên

Thu thập, cung cấp thông tin hải quan ở trong nước

1. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn sau: Hoạt động nghiệp vụ hải quan; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Các nguồn thông tin khác.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc thu thập, cung cấp thông tin hải quan:

– Tiếp nhận, cung cấp thông tin cho người khai hải quan;

– Xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;

– Áp dụng biện pháp, kĩ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

– Khai thác các nguồn thông tin khác có liên quan.

3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin hải quan:

– Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp thông tin hải quan liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình

– Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho cơ quan hải quan

Tham khảo:   Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export) là gì?

– Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan theo qui định của Luật này và qui định khác của pháp luật có liên quan.

Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài

1. Nguồn thông tin hải quan được thu thập ở nước ngoài bao gồm:

– Thông tin do cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin;

– Thông tin do tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung cấp theo đề nghị của cơ quan hải quan được thực hiện theo qui định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ các hoạt động sau:

– Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu;

– Xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan;

– Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Tham khảo:   Gửi hàng nguyên container (Full container load - FCL) là gì? Trách nhiệm của các bên

(Tài liệu tham khảo: Luật Hải quan 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo