24. Kinh doanh thương mại

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hình minh họa (Nguồn: kgvgroup.org)

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp (Business purchase agreement)

Khái niệm

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong tiếng Anh là Business purchase agreement.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp (Business purchase agreement) bao gồm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, hợp đồng mua bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp), là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối cho bên mua doanh nghiệp. 

Bên mua doanh nghiệp có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

1. Chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp (bên bán) và bên mua doanh nghiệp

– Bên bán doanh nghiệp: Theo nguyên lí chung, ai là chủ sở hữu doanh nghiệp thì người đó có quyền quyết định bán doanh nghiệp. Tùy từng loại doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân.

Tham khảo:   Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) là gì và khác gì với internet?

– Bên mua doanh nghiệp: Bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo qui định của pháp luật.

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp hoặc cổ phần, phần vốn góp chi phối đê kiểm sát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại.

Ở Việt Nam, hiện còn nhiều khoảng trống pháp lí về mua bán doanh nghiệp, trong đó có sự thiếu vắng qui định về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở lí thuyết chung về mua bán doanh nghiệp, các nghiên cứu khoa học đã xác định đối tượng trong thương vụ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp và “doanh nghiệp được mua bán có ý nghĩa là một bộ máy đang vận hành mà người mua nó có thể tiếp tục sử dụng, khai thác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất”.

Thực chất, mua bán doanh nghiệp là  việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao những quyền và nghĩa vụ gắn liền với chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao và chuyển giao cả tư cách pháp lí của doanh nghiệp cho bên mua.

Tham khảo:   Rủi ro SRCC (Strikes, Riots, and Civil Commotions - SRCC Risks) là gì?

3. Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp bằng văn bản

Ở Việt Nam, qua các qui định về thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu pháp luật đã gián tiếp qui định hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được thiết lập theo hình thức “văn bản”. Bởi vì khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp thì yêu cầu phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

(Tài liệu tham khảo: Luật kinh tế chuyên khảo, NXB Lao động)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo