24. Kinh doanh thương mại

Tập trung kinh tế (Economic concentration) là gì? Các hình thức tập trung kinh tế

Hình minh họa (Nguồn: static.wixstatic.com)

Tập trung kinh tế (Economic concentration)

Khái niệm

Tập trung kinh tế trong tiếng Anh là Economic concentration.

Tập trung kinh tế (Economic concentration) là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: “Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hành vi tập trung kinh tế khác theo qui định của pháp luật”.

Đặc điểm của tập trung kinh tế

– Chủ thể tiến hành hoạt động tập trung kinh tế là các doanh nghiệp

Ví dụ, pháp luật Liên bang Nga giới hạn việc thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại chỉ có thể là doanh nghiệp, trong khi tại Pháp lại có sự mở rộng khi qui định chủ thể tiến hành tập trung kinh tế bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. (Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc, Luật mẫu về cạnh tranh)

– Mục đích khi tiến hành tập trung kinh tế là giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu và chi phối thị trường ở mức độ nhất định.

– Hậu quả của hoạt động tập trung kinh tế

Trên thực tế, hậu quả của một thương vụ tập trung kinh tế thường diễn ra theo hai xu hướng, hoặc làm chấm dứt hoạt động kinh doanh của một bên trong giao dịch (thường là doanh nghiệp mục tiêu) hoặc có thể hình thành nên một doanh nghiệp mới có qui mô lớn hơn với những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, ban điều hành, lao động, thương hiệu trên thị trường, v.v.

Tham khảo:   Kho chứa nổi (Floating Storage Units - FSU) là gì?

Các hình thức tập trung kinh tế

Theo qui định tại Điều 16, Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004, có thể thấy, pháp luật Việt Nam phân chia hoạt động tập trung kinh tế thành năm hình thức riêng biệt và đưa ra định nghĩa cụ thể về từng hình thức, cụ thể như sau:

– Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 qui định “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiejp chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.

– Hợp nhất doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 thì “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.

– Mua lại doanh nghiệp

Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 có định nghĩa về mua lại doanh nghiệp như sau: “việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Tham khảo:   Đường cơ sở (Baseline) trên biển là gì? Các loại đường cơ sở

– Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là “việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới” (Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004).

– Các hình thức tập trung kinh tế khác

Khoản 5 Điều 17 về “Các hình thức tập trung kinh tế khác” của Luật Cạnh tranh 2004 có thể xem như là một qui định mang tính chất dự liệu, dự phòng của các nhà làm luật nhằm đón đầu những hình thức tập trung kinh tế mới có thể xuất hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc trong thực tiễn kinh doanh, từ đó nâng co khả năng kiểm soát một cách toàn diện cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Luật kinh tế chuyên khảo, NXB Lao động)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo