25. Kế toán - Kiểm toán

Giá gốc của tài sản (Historical cost of assets) là gì? Ưu và nhược điểm của cơ sở giá gốc

Hình minh họa

Giá gốc của tài sản (Historical cost of assets)

Định nghĩa

Giá gốc của tài sản trong tiếng Anh được gọi là Historical cost of assets. Giá gốc của tài sản là giá trị khoản tiền hoặc tương đương tiền mà đơn vị kế toán đã trả, phải trả để có được tài sản; hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm tài sản được khi nhận.

Phân loại giá gốc của tài sản

(1) Giá gốc của tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu

Giá gốc của tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu được xác định tùy vào từng trường hợp cụ thể:

– Tài sản hình thành trên cơ sở phát sinh các chi phí như mua ngoài (hoặc tự sản xuất…): Giá gốc của tài sản được ghi nhận là giá thực tế phát sinh trong giao dịch tạo ra tài sản (số tiền đơn vị đã trả hoặc phải trả), bao gồm các chi phí mua (hoặc các chi phí sản xuất…) và chi phí khác thỏa mãn các điều kiện ghi nhận tài sản.

– Tài sản hình thành do thuê tài chính, hoặc mua theo hình thức trả chậm: Giá gốc của tài sản sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lí hoặc trị giá hiện tại của tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu được chiết khấu từ luồng tiền tương lai.

Tham khảo:   Chiết khấu thanh toán (Payment discount) là gì? Phương pháp hạch toán

– Tài sản hình thành từ các nguồn khác như trao đổi H – H’, nhận vốn góp, được biếu tặng, được tài trợ: Giá gốc của tài sản được ghi nhận ban đầu theo giá hợp lí.

– Tài sản là các khoản phải thu (cho vay, cho thuê tài chính, bán hàng trả góp…): Giá gốc là các khoản phải thu gốc, là giá trị hiện tại tại thời điểm ghi nhận ban đầu.

– Tài sản hình thành dưới dạng các khoản tiền khác với đồng tiền kế toán: Giá gốc là giá trị khoản tiền theo tỉ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Đối với hệ thống kế toán trên cơ sở nguyên tắc giá gốc, việc ghi nhận và phản ánh tài sản theo giá gốc sẽ tiếp tục duy trì ở các thời điểm tính giá sau ghi nhận ban đầu và lập báo cáo kế toán.

(2) Giá gốc của tài sản tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu

Giá trị của các tài sản giảm đi do quá trình tiêu dùng vào các hoạt động của đơn vị (dùng tiền để trả nợ, xuất hàng hóa để bán, sử dụng tài sản cố định dẫn đến hao mòn…) hoặc giảm nợ phải thu do thu hồi nợ…

Kế toán phải ghi nhận phần giá trị giảm đi của các tài sản đó trên cơ sở sử dụng loại giá và kĩ thuật tính giá thích hợp. Giá gốc tài sản tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu được xác định trên cơ sở giá gốc của nó đã được ghi nhận ban đầu.

Tham khảo:   Đánh giá rủi ro kiểm toán (Audit risk assessment) là gì? Các loại rủi ro

(3) Giá gốc của tài sản tại thời điểm lập báo cáo kế toán

Giá gốc của tài sản tại thời điểm lập báo cáo kế toán được xác định trên cơ sở giá gốc tài sản đầu kì, giá gốc tài sản tăng trong kì và giá gốc tài sản giảm trong kì theo công thức:

Giá gốc tài sản cuối kì = Giá gốc tài sản đầu kì + Giá gốc tài sản tăng trong kì – Giá gốc tài sản giảm trong kì

Ưu điểm

Cơ sở giá gốc có cách tiếp cận đơn giản, đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. 

Hạn chế

Bên cạnh ưu điểm kể trên cơ sở giá gốc có hạn chế là cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp với các quyết định trong tình hình kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Nguyên lí kế toán, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo