25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm toán viên (Auditor) là gì? Tiêu chuẩn và trách nhiệm đối với kiểm toán viên

Hình minh họa. Nguồn: djb.com

Kiểm toán viên (auditor)

Kiểm toán viên trong tiếng Anh là Auditor.

Kiểm toán viên là kế toán viên có bằng cấp được chỉ định để kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính mà một công ty đưa ra. (Theo: Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tiêu chuẩn kiểm toán viên

Tiêu chuẩn kiểm toán viên theo Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.

– Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Yêu cầu đối với kiểm toán viên

1. Kĩ năng và khả năng của kiểm toán viên

– Việc thực hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và phải do những chuyên gia được đào tạo tương xứng có kinh nghiệm và có trình độ về kiểm toán thực hiện.

– Kiểm toán viên phải có năng lực và kĩ năng đặc biệt có đầy đủ cả về lí thuyết và thực tế đã có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

– Kiểm toán viên có nghĩa vụ phải duy trì trình độ nghiệp vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề. Kiểm toán viên chỉ làm những phần việc mà bản thân hoặc công ty của mình đủ trình độ nghiệp vụ hoàn thành công việc đó.

Tham khảo:   Phương pháp cực đại cực tiểu (High - low method) là gì?

2. Đạo đức của kiểm toán viên

– Kiểm toán viên phải là người thẳng thắn, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, phải là người trong sáng công minh và không được phép để cho sự định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan.

– Kiểm toán viên phải có thái độ vô tư, không bị các lợi ích vật chất chi phối và điều đó không phù hợp với tính khách quan chính trực.

– Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tín của bản thân và của hãng phải tự kiềm chế những đức tính có thể phá hoại uy tín nghề nghiệp.

– Kiểm toán viên phải có đức tính cẩn thận trong việc tiến hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.

3. Tính độc lập của kiểm toán viên

– Khi hành nghề kiểm toán viên thể hiện tính độc lập của mình, không được để cho các ảnh hưởng chủ quan hoặc khách quan hoặc sự chi phối của vật chất làm mất đi tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán.

Ví dụ: Nhân viên của một tổ chức thì không thể làm kiểm toán viên độc lập cho tổ chức đó được.

4. Tôn trọng bí mật

Kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được để lộ bất cứ một thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có sự uỷ quyền đặc biệt hoặc trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm nghi ệp vụ yêu cầu công bố.

5. Tôn trọng pháp luật

Trong khi hoạt động nghề nghiệp kiểm toán kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọng và chấp hành đúng các chế độ thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.

Tham khảo:   Chi phí quản lí doanh nghiệp (General & administration expenses) là gì?

– Kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình và những nhận xét đánh giá của mình trong báo cáo kiểm toán.

Trách nhiệm của kiểm toán viên

– Giúp đơn vị phát hiện, xử lí và ngăn ngừa gian lận và nhầm lẫn, nhưng không phải chịu trách nhiệm trực tiếp

 – Phải thông báo kịp thời những phát hiện của mình cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trong thời hạn nhanh nhất

– Khi nghi ngờ gian lận có liên quan đến người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị được kiểm toán thì thông thường kiểm toán viên phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định các thủ tục cần tiến hành

– Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán: Đơn vị khách thể không sửa chữa hoặc không phản ánh đầy đủ trong BCTC thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến dạng trái ngược

– Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan: Trường hợp đơn vị khách thể có gian lận và sai sót theo quy định của pháp luật.

 – Kiểm toán viên và công ty kiểm toán được phép chấm dứt hợp đồng kiểm toán khi xét thấy đơn vị được kiểm toán không có biện pháp cần thiết để xử lí đối với gian lận mà kiểm toán viên cho là cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.

Tham khảo:   Kiểm toán Nhà nước (State Audit) là gì? Đặc trưng

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Kiểm toán căn bản, HV Công nghệ bưu chính viễn thông)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo