25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) là gì? Vai trò và chức năng

Hình ảnh minh họa (Nguồn: http://taichinhdoanhnghiep.edu.vn)

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Khái niệm

Kiểm toán nội bộ trong tiếng Anh là Internal Audit.

Theo Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ quốc tế (Institute of Internal Auditor) thì “Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức”.

Vai trò

Để kiểm soát các hoạt động trong đơn vị, bản thân các nhà quản lí đơn vị cần tổ chức công tác tư kiểm soát, trước hết là từ việc thiết lập các chính sách, các thủ tục kiểm soát; tiếp đến là triển khai các chính sách, thủ tục kiểm soát đó, và sau nữa là kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các mệnh lệnh hay kế hoạch đã đề ra cũng như hoạt động kiểm soát nội bộ đã thực thi.

Trong xu hướng chung, sự phát triển của các đơn vị về cả số lượng và qui mô, tại các đơn vị tự thiết lập một bộ phận chuyên môn chuyên trách tổ chức thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh và công tác quản lí của chính đơn vị là một nhu cầu khách quan. Có thể thấy, tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò là một công cụ quản lí của các nhà quản lí đơn vị, phục vụ đắc lực cho quản lí hoạt động của chính đơn vị.

Tham khảo:   Lợi nhuận mục tiêu (Target profit) là gì? Các phương pháp phân tích lợi nhuận mục tiêu

Chức năng

Chức năng chủ yếu của kiểm toán nội bộ là thực hện việc kiểm tra và đánh giá đối với các hoạt động trong bản thân đơn vị, đối tượng kiểm toán gồm sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán và việc thực hiện các qui định pháp luật, các chính sách chế độ.

Chức năng cụ thể của kiểm toán nội bộ gồm:

– Rà soát lại hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; giám sát hoạt động của các hệ thống này.

– Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị, bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (thông tin tác nghiệp, thông tin điều hành,…) trên các khía cạnh liên quan; xem xét về mức độ tin cậy của các thông tin; thẩm định các trường hợp cá biệt theo yêu cầu của các nhà quản lí.

– Kiểm tra, đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị.

-…

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng, nội dung cụ thể của công việc kiểm tra, đánh giá còn tùy thuộc yêu cầu của các nhà quản lí đơn vị. Về nguyên tắc, nhìn chung tổ chức kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các nhà quản lí đơn vị.

Tham khảo:   Định khoản kế toán (Recording transactions) là gì?

Ở Việt Nam, ngoài chức năng “kiểm tra và đánh giá”, tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước còn có chức năng “xác nhận” đối với các thông tin tài chính của đơn vị (Điều 6 – Quyết định số 832/TC-CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính). 

Chức năng “xác nhận” là đặc thù do nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước đều được Ngân sách Nhà nước tài trợ; Nhà nước cần có sự kiểm tra xác nhận về tài sản của mình tại các doanh nghiệp này.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Chủ biên: TS. Nguyễn Viết Lợi, Ths. Đậu Ngọc Châu, năm 2013, NXB. Tài Chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo