27. Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu (Trademarks) là gì? Qui định của pháp luật về nhãn hiệu

Hình minh họa (Nguồn: Thebalancesmb).

Định nghĩa Nhãn hiệu (Trademarks)

Nhãn hiệu – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Trademarks đối với nhãn hiệu đã đăng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoặc Brand dùng để chỉ một nhãn hiệu thông thường.

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Theo Công ước Stockholm năm 1967 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, “Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ.”

Một số qui định của pháp luật về nhãn hiệu

Chủ thể có quyền đăng kí nhãn hiệu

– Các chủ thể sản xuất có quyền đăng nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất

– Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp

– Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

Tham khảo:   Phân loại sáng chế quốc tế (International Patent Classification - IPC) là gì?

– Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc , quốc huy của các nước.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Tham khảo:   Chuyển giao công nghệ (Technology transfer) là gì? Các loại hình chuyển giao công nghệ

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo