28. Quản Trị Marketing

Giá trị cảm nhận (Perceived Value) là gì? Các lưu ý về giá trị cảm nhận

Hình minh họa. Nguồn: bobswatches.com

Giá trị cảm nhận

Khái niệm

Giá trị cảm nhận trong tiếng Anh là Perceived Value.

Giá trị cảm nhận là thuật ngữ trong marketing, thể hiện sự đánh giá của khách hàng về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và khả năng chúng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ, đặc biệt là so với sản phẩm của các công ty cùng ngành.

Các chuyên gia marketing cố gắng tác động đến giá trị cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm bằng cách mô tả các thuộc tính làm cho sản phẩm đó vượt trội so với đối thủ.

Giá trị cảm nhận dẫn đến mức giá mà người dùng sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Ngay cả một quyết định chọn lựa nhanh chóng khi rảo bước trong cửa hàng cũng liên quan đến việc phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu và đem tới sự hài lòng của sản phẩm so với những mặt hàng của các thương hiệu khác nhau.

Công việc của chuyên gia marketing là nâng cao giá trị cảm nhận của thương hiệu họ đang bán.

Việc định giá sản phẩm phải xem xét tới giá trị cảm nhận. Trong một số trường hợp, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể liên quan nhiều đến sự hấp dẫn về mặt cảm xúc của nó hơn là chi phí sản xuất thực tế.

Tham khảo:   Influencer Marketing là gì? Ưu điểm và hạn chế

Giá trị lợi ích cảm nhận

Các chuyên gia marketing muốn ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của sản phẩm cần phải xác định thuộc tính của sản phẩm theo chức năng, lợi ích và giá trị bổ sung mà khách hàng mong đợi nhận được.

Lợi ích cảm nhận của nhiều sản phẩm và dịch vụ có thể khác nhau rất nhiều ngay cả giữa các sản phẩm tương tự hoặc gần như giống hệt nhau.

Có 5 loại lợi ích mà các công ty nhắm đến để tạo ra thông qua các chiến dịch marketing:

– Lợi ích hình thái: là sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ trong thiết kế của sản phẩm. Ngay cả một sản phẩm như chảo rán cũng có thể tăng giá trị cảm nhận nhờ vào thiết kế hấp dẫn của nó.

– Lợi ích chức năng: là giá trị gắn liền với dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian, công sức hoặc tiền bạc của khách hàng. Cửa hàng bảo dưỡng xe và dịch vụ giặt ủi cung cấp loại lợi ích này.

– Lợi ích thời gian: là sự dễ dàng truy cập vào một dịch vụ hoặc sản phẩm, chẳng hạn như các dịch vụ có thể sử dụng trong suốt 24 giờ so với các dịch vụ trong giờ hành chính.

– Lợi ích địa điểm: là sự tiện lợi của địa điểm, giống như một cửa hàng bán thức ăn nhanh ngay gần nhà so với một nhà hàng cách đó 20 km.

Tham khảo:   Tiếp Thị Sản Phẩm Hiệu Quả – Làm Thế Nào Để Tạo Dấu Ấn Trong Lòng Khách Hàng

– Lợi ích sở hữu: đề cập đến sự dễ dàng trong việc mua sản phẩm. Trung tâm thương mại có tính năng đặt hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà hoặc lấy hàng tại cửa hàng hướng tới lợi ích sở hữu.

Các lưu ý về giá trị cảm nhận

Thương hiệu của một công ty có chức năng truyền đạt các kì vọng liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Đó là lí do tại sao sản phẩm một thương hiệu nổi tiếng có thể có đắt hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.

Hàng hóa xa xỉ mang lại nhận thức về giá trị ở một cấp độ khác với việc tăng thêm danh giá. Giá trị cảm nhận của đồng hồ Rolex không dựa trên chức năng mà dựa trên hình ảnh mang đậm dấu ấn của thành công và sự tinh tế.

Ngược lại, một số thương hiệu được bán trên thị trường như những món hời. Giá trị cảm nhận của sản phẩm đó có thể là mức giá thấp so với các sản phẩm tương đương của những nhà sản xuất khác.

(Theo invsetopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo