Quản trị cảm xúc bản thân

15 điều cần làm để quản lý và điều chỉnh cảm xúc bản thân mỗi ngày

1. Tự nhận thức bản thân

Để điều tiết và quản lý cảm xúc hiệu quả, bạn cần nhận thức bản thân mình rõ ràng nhất, từ điểm mạnh đến điểm yếu. Hãy lập danh sách đó và gửi cho một vài người bạn thân thiết nhờ họ đánh giá, từ đó, lên kế hoạch khắc phục chúng. Khi đã hiểu rõ bản thân thì trong các trường hợp rắc rối, bạn sẽ nghĩ đến trách nhiệm của bạn thân và tập trung để xử lý chúng thay vì phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tập suy nghĩ lạc quan

Trong cuộc sống, ta sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra để thay đổi. Song, chỉ có một thứ mà ta có thể thay đổi, đó chính là thái độ sống. Đối mặt với mọi việc bằng thái độ lạc quan hay bi quan là lựa chọn của chúng ta. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn. Từ đó, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tìm được nhiều phương pháp để giải quyết hơn.

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Chú trọng kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể.

5. Không giữ cảm xúc tiêu cực

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

Tham khảo:   Các bước làm chủ cảm xúc và tạo ra cảm xúc tích cực cho bản thân.

6. Không nói hoặc viết khi giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ nói hay viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là hãy điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Đôi khi bạn có thể kiềm chế cơn tức giận bằng cách tới những nơi vắng vẻ hét thật to để xả mọi bực tức trong người ra, hoặc là vào phòng bật ti vi to hết cỡ rồi hét lên cùng với ti vi để đảm bảo giải tỏa tạm thời cho cung bậc cảm xúc của bạn giúp bạn nhẹ nhàng và khoan khoái hơn.

7. Suy nghĩ và hành động cẩn trọng

Suy nghĩ và hành động theo lý tính là những khía cạnh phong phú trong EQ. Nếu bạn có thể phân tích thấu đáo một tình huống và có cách nhìn nhận riêng của bản thân, nhưng bạn không thể hành động theo lý tính thì khả năng phân tích tình huống của bạn chẳng phải vô ích sao?

8. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

Đừng nói khi giận dữ là một trong 15 cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hàng ngày!

9. Thường xuyên giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác, nhất là đồng nghiệp sẽ nâng tầm giá trị của bạn trong mắt mọi người. Hơn nữa việc gây dựng mối quan hệ hòa hợp trong công việc sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn. Hãy quên đi cái tôi và sự ích kỷ trong mình, để giúp đỡ bất cứ ai khi cần. Bằng cách tăng cường nhân tố này, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn, cho phép bạn có được nhiều trải nghiệm mạnh mẽ hơn trong những mối quan hệ. Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn quản lý cảm xúc bản thân tốt hơn và gia tăng sức ảnh hưởng lên người khác.

Tham khảo:   Học cách quản lý cảm xúc của người EQ cao

10. Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

11. Giữ bình tĩnh

Bạn đã làm việc hết sức và cống hiến hết mình cho công ty nhưng một lần nữa, bạn lại không được tán thưởng, tăng lương, bạn buồn bã, chán nản, và thậm chí bật khóc. Lời khuyên là đừng nên như vậy, hãy thật bình tĩnh khi nói chuyện và cân nhắc kỹ mọi điều bạn muốn nói với người khác, cố gắng kiềm chế sự thất vọng của mình sẽ giúp bạn có những lối ứng xử hợp lý và mạnh mẽ khi nói chuyện.

12. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. Hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

13. Tinh thần cởi mở và ham học hỏi

Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.
Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều một khi những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.

14. Học cách giải tỏa cảm xúc

Nếu bạn là người mau nước mắt và dễ bộc lộ cảm xúc, hãy tìm cách kiềm chế biết rằng mình sắp khóc. Hãy uống một thứ gì đó thật lạnh, nghĩ đến một tình huống hài hước bạn đã trải qua, đi vòng quanh văn phòng, thở sâu sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Trong tình huống bạn không kịp mặc dù đã học kỹ năng quản lý cảm xúc và khóc trước mặt đồng nghiệp hoặc với sếp thì cũng không nên lo lắng, hãy nói chuyện và giải thích với họ về vấn đề của bạn. Cách này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và có được những lời khuyên hữu ích để giải quyết những khó khăn đó. Ngoài ra, một cách hữu hiệu nhất chính là viết nhật ký hàng ngày để có thể viết ra những cảm xúc tiêu cực, giải tỏa chính bản thân mình mà không làm tổn thương một ai.

Tham khảo:   7 Cách kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc hiệu quả nhất

15. Thích nghi với những thay đổi

Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, trong công việc cũng vậy. Sẽ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong công việc và bạn phải thay đổi mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ công việc yêu cầu đòi hỏi cao hơn, định hướng của công ty thay đổi, sếp mới đến thay thế sếp cũ…tất cả những điều này bạn đều phải học cách thích nghi theo.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ chịu rất nhiều áp lực từ công việc và đời sống. Cha mẹ và người lớn khó có thể dạy bảo cho chúng ta tất cả những gì mà ta cần có để sống vững vàng, sống tốt trong cuộc đời. Vì thế, chúng ta rất cần kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng này để thành công trong công việc sớm nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo